Triệu chứng chức năng rối loạn thần kinh thực vật theo tây y là mệt mỏi là dấu hiệu thường gặp nhất. Mệt mỏi là trạng thái cơ thể mà mọi người đều có như: vận động thể lực quá độ, lao động thể lực quá nặng nề dẫn đến mệt mỏi. Mệt mói bình thường thì dễ phục hồi, chỉ cần có thời gian nghỉ ngơi điều chỉnh, bổ sung dinh dưỡng, ngủ một giấc sẽ lấy lại sức lực như cũ.

Mệt mỏi do rối loạn thần kinh thực vật dường như không có nguyên nhân, nghỉ ngơi bồi dưỡng thế nào cũng không thể phục hồi thể lực được, thậm chí càng ngủ càng cảm thấy suy yếu, không có sức. Đi kèm với mệt mỏi là trạng thái tinh thần bực bội khó chịu, không yên, nằm trên giường cứ suy nghĩ lung tung, khó đi vào giấc ngủ. Các cơ quan khác của cơ thể cũng thường cảm thấy khó chịu, như tim hồi hộp nhanh, tức ngực thở gấp, chán ăn, khó chịu ở dạ dày, đôi khi tiêu chảy, táo bón… khiến người bệnh hoài nghi có bệnh nặng trong cơ thể, nhưng khi kiểm tra kết quả nhiều lần chỉ phát hiện một vài vấn đề rất nhỏ, không tương xứng với mức độ mệt mỏi mà họ cảm nhận được.

Mất ngủ: Có một số người ngủ ít, nhưng ban ngày họ vẫn có thể tràn trề tinh thần làm việc, học tập, đầu óc rất sáng suốt, tình cảm rất bình ổn, rất ít bực bội, tức giận. Còn mất ngủ do rối loạn thần kinh thực vật biểu hiện giấc ngủ thường không sâu, có nhiều chiêm bao mộng mị, có người nằm mãi không ngủ được, có người chỉ ngủ được đến nửa đêm rồi tỉnh dậy dù có cố gắng đến bao nhiêu cũng không sao ngủ được, có người thức trắng suốt đêm, ánh sáng tiếng động đều làm cho khó ngủ, giấc ngủ chập chờn không sâu, dễ thức giấc. Có khi ngủ mơ và có thể có ác mộng, có thể ban ngày mỏi mệt buồn ngủ nhưng vẫn khó ngủ. Dùng thuốc an thần không có kết quả hoặc kết quả không đáng kể. Đau đầu, nặng đầu, choáng váng: Người bệnh thường than phiền đau đầu âm ỉ, đau đầu toàn bộ hay khu trú ở vùng trán, vùng đỉnh đầu hoặc vùng thái dương. Nhức đầu không có vị trí nhất định, nhức đầu thường tăng lên khi bị xúc động hay mệt mỏi và giảm khi thoải mái, ngủ tốt. Có lúc đau như cảm giác căng tức, bó chặt như đội mũ chặt, căng thẳng các cơ đầu, cổ. Đau khu trú hoặc làn truyền và thời gian mức độ khác nhau tùy từng bệnh nhân.

Trạng thái suy nhược kích thích: Chân tay có cảm giác nặng nề, bủn rủn, run tay, nháy mắt, giật cơ mặt, đau nhói vùng trước tim. Bệnh nhân dễ bị kích thích, một kích thích nhỏ cũng làm bệnh nhân khó chịu, kể cả kích thích từ trong cơ thể, làm bệnh nhân mỏi mệt. Bất cứ một kích thích nhỏ nào cũng làm cho bệnh nhân khó chịu như tiếng ồn ngoài phố, tiếng nói chuyện to, tiếng cười… tất cả đều làm cho người bệnh bực tức. Lúc đầu người bệnh phản ứng, bực tức trong gia đình, trong công việc về sau trong mọi trường hợp. Do dễ bị kích thích nên người bệnh tỏ ra thiếu nhẫn nại, ai làm điều gì không vừa ý hoặc chậm trễ thì gắt gỏng bực tức ngay, đợi tàu xe lâu người bệnh cảm thấy sốt ruột, đi đi lại lại không chịu ngồi yên một chỗ. Thời kỳ đầu nghỉ ngơi còn đỡ mệt, về sau nghỉ ngơi cũng không có tác dụng.

Chứng từ của người bệnhTổng hợp video bệnh nhân chia sẻ bệnh rối loạn thần kinh thực vật

Điều trị rối loạn thần kinh thực vật theo tây y

Chế độ nghỉ ngơi: Nghỉ ngơi phải kết hợp với lao động và tập thể dục nhẹ nhàng, bệnh nhân nên đi bộ và tập thể dục nhẹ nhàng, không tập những môn thể thao quá sức. Chế độ ăn ngủ giải trí làm việc thích hợp. Về tâm lý: Tâm lý thư giãn, cần nắm được tâm tư của người bệnh, tìm hiểu về các vấn đề tinh thần đã gây ra cho bệnh nhân, và các biện pháp tháo gỡ. Tập yoga, khí công, tắm nắng, xoa bóp. Liệu pháp vật lí có nhiều phương pháp: tắm nước nóng hàng ngày 10-15 phút mỗi ngày, tắm nước muối hoặc nước khoáng ấm mỗi ngày.

Nguồn: Chualanhbenh.com