Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng axit dạ dày thường xuyên trào ngược lên thực quản, xuất hiện các triệu chứng như: khó nuốt, miệng đắng, vướng nghẹn ở cổ, ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, buồn nôn… Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Vậy điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản như thế nào? Tìm hiểu qua bài viết đưới đây nhé!
Trào ngược dạ dày thực quản là gì?
Trào ngược dạ dày thực quản có tên khoa học là Gastroesophageal Reflux Disease ( GERD) là một rối loạn đường tiêu hóa, xảy ra khi cơ thắt thực quản dưới hoạt động kém hiệu quả làm dịch acid dạ dày hoặc thức ăn và chất lỏng trào ngược từ dạ dày lên thực quản. Bệnh không chỉ gây khó chịu cho bệnh nhân mà còn có nguy cơ gây ra những biến chứng nguy hiểm cho cơ thể như: viêm loét, hẹp, chảy máu thực quản ngay cả thậm chí dẫn tới ung thư.
Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản
Như chúng ta đã biết cơ thắt thực quản sẽ mở ra khi đưa thức ăn xuống dạ dày và khóa chặt lại ngăn chứng trào ngược. Khi cơ thắt này gặp vấn đề hay xảy ra tình trạng suy yếu cơ thắt, thức ăn và dịch vụ từ phía dưới có thể trào ngược lên trên. Nguyên nhân trực tiếp gây trào ngược dạ dày là do sự suy yếu của cơ thắt thực quản, cơ chế đồng tác động tạo nên hiện tượng này là sự gia tăng lượng dịch hay axit trong dịch vị quá nhiều khiến cho sức chứa của dạ dày bị quá tải và sinh ra hiện tượng trào ngược.
Chế độ ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh là nguyên nhân gây ra trào ngược dạ dày thực quản.
Ngoài nguyên nhân trực tiếp gây nên tình trạng trào ngược dạ dày suy yếu cơ thắt thực quản, người bệnh bị trào ngược dạ dày còn được cho là bởi các vấn đề sau đây:
+ Trào ngược dạ dày do tác dụng phụ của một số loại thuốc tây: Khi bạn dùng thuốc huyết áp hoặc một số loại thuốc như Cholecystokinine, glucagon, aspirin…
+ Do thói quen dùng các loại đồ uống chứa chất kích thích quá nhiều như: cafe, thuốc lá, rượu bia, đồ ăn cay nóng…
+ Các bệnh lý liên quan đến thực quản cũng khiến cho tình trạng trào ngược xuất hiện như: tổn thương hệ thần kinh phó giao cảm thực quản, nhiễm trùng thực quản…
+ Nguyên nhân gia tăng acid trong dịch vị gây trào ngược dạ dày thực quản do các bệnh lý dạ dày sẵn có như: viêm loét dạ dày, trợt niêm mạc dạ dày, ung thư dạ dày hay hẹp hang môn vị dạ dày…
+ Do thói quen ăn uống không lành mạnh, ăn quá no hay ăn quá nhiều thực phẩm khó tiêu như: chất đạm nhiều và đồ uống có ga…
Biểu hiện của bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Bên cạnh những dấu hiệu xảy ra bên trong thực quản thì người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản thì người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể gặp phải những biểu hiện khác: Viêm họng kéo dài, viêm thanh quản, hôi miệng, răng xỉn màu… Ngoài ra còn xuất hiện một số biểu hiện khác như sau:
-
Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua
+ Ợ hơi là hiện tượng có quá nhiều không khí thừa trong dạ dày và sau đó quay ngược trở lại thực quản, nếu xảy ra thường xuyên thì đây là một trong những dấu hiệu bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
+ Ợ nóng là cảm giác nóng rát vùng thượng vị, dưới xương ức lan lên cổ
+ Ợ chua thường đi kèm với ợ hơi và ợ nóng để lại vị chua trong miệng.
=>> Các triệu chứng trên thường xuất hiện khi ăn no, khi đầy bụng hoặc lúc nằm ngủ, đặc biệt xuất hiện nhiều vào ban đêm.
Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng là biểu hiện thường gặp của bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
-
Buồn nôn, nôn
Buồn nôn, nôn là cảm giác không thoải mái ở bụng, dạ dày và trên họng khiến cơ thể khó chịu và muốn nôn. Bạn có thể cảm thấy chán nản ngay sau khi ăn hoặc chỉ nghĩ đến đồ ăn là đã có cảm giác buồn nôn.
Tình trạng buồn nôn, nôn là tình trạng thường gặp có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, từ người lớn tới trẻ em cả nam và nữ. Tình trạng này phát triển kéo dài sẽ gây hại cho cơ thể, làm giảm mức năng lượng thể chất gây sút cân và ảnh hưởng đến tâm lý. Nếu là dấu hiệu của các bệnh lý và không được can thiệp kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng bệnh nặng hơn và có thể gây nguy hiểm.
-
Đau tức ngực vùng thượng vị
Những bệnh nhân khi mắc phải bệnh trào ngược dạ dày thực quản người bệnh có thể có cảm giác bị đau thắt ở ngực xuyên ra sau lưng, dấu hiệu này không phải do bệnh tim gây ra. Nguyên nhân là do axit trào ngược lên kích thích vào các đầu mút sợi thần kinh trên bề mặt niêm mạc thực quản, cơ quan cảm ứng đau sẽ đưa ra tín hiệu như đau ngực.
Nếu đau thắt vùng ngực khó thở này xảy ra với cường độ mạnh khi cúi gập người, nằm xuống chắc chắn bạn đang mắc phải bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản chứ không phải bệnh tim.
-
Khó nuốt
Trào ngược dạ dày thực quản với tần suất lớn gây viêm, sưng tấy, làm thu hẹp đường kính thực quản. Vì thế người bệnh có cảm giác khó nuốt, nuốt vướng ở cổ.
-
Khản giọng và ho
Do dây thanh quản bị tổn thương khi tiếp xúc với axit dạ dày, người bệnh trào ngược dạ dày sẽ bị khản giọng do dây thanh phù nề, khó nói và lâu ngày thành ho do dịch viêm chảy xuống thanh phế quản.
Triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Triệu chứng thường gặp của bệnh trào ngược dạ dày thực quản là ợ nóng, có hoặc không có trào ngược dịch vị vào miệng. Trào ngược dạ dày ở trẻ em xuất hiện tình trạng nôn mửa, kích thích, chán ăn và đôi khi có triệu chứng hít phải thức ăn kéo dài. Ở cả người lớn và trẻ nhỏ bị hít phải thức ăn kéo dài đều có thể bị ho, khàn giọng hoặc khò khè…
Tình trạng viêm thực quản có thể gây đau khi nuốt và thậm chí là xuất huyết thực quản, vấn đề này thường tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Còn chít hẹp thực quản gây khó nuốt đồ đặc, tiến triển dần dần. Loét dạ dày thực quản gây đau giống loét dạ dày hoặc tá tràng nhưng đau thường khu trú ở mũi ức hoặc ở vùng cao sau xương ức. Loét dạ dày thực quản lành chậm có xu hướng tái phát và thường gây chít hẹp khi lành.
Sau đây là 4 triệu chứng điển hình thường gặp ở người bệnh trào ngược dạ dày thực quản như sau:
1. Ợ nóng
- Ợ nóng là triệu chứng thường gặp nhất, đó là cảm giác gây ra do các thành phần của dịch dạ dày trào ngược lên thực quản.
- Bệnh nhân luôn cảm thấy nóng rát từ vùng thượng vị, lan ngược lên phía sau xương ức có khi lên tận cổ họng.
- Tình trạng ợ nóng thường tăng lên sau khi ăn, khi nằm xuống hoặc ưỡn người về phía trước.
2. Ợ chua
Đây là hiện tượng do các thành phần acid của dịch dày hoặc thực quản trào ngược lại ra vùng hầu họng.
3. Nuốt khó
Nuốt khó xuất hiện ở 1/3 số bệnh nhân trào ngược, đây là cảm giác thức ăn hay nước uống dừng lại phía sau xương ức ngay sau khi nuốt. Nuốt khó hay nghẹn là triệu chứng cần cảnh giác với ung thư thực quản.
4. Ho khan, khàn giọng
- Dịch axit trào lên lâu ngày sẽ gây viêm, tổn thương niêm mạc hầu họng, gây ho, khàn giọng…
- Nhiều trường hợp do không biết mình bị trào ngược dạ dày gây ho, người bệnh không đi khám và tự đi mua thuốc uống ( thuốc ho, đau họng)
- Hệ quả là uống cả tháng trời tình trạng ho vẫn không giảm, thậm chí còn gây bệnh dạ dày vì sử dụng quá nhiều thuốc.
Ngoài những triệu chứng kể trên, người bệnh còn xuất hiện những triệu chứng khác như: nôn, ợ hơi, tăng tiết nước bọt, khò khè, hen phế quản, mòn răng do axit, bị viêm xoang, viêm tai giữa do hệ quả của bệnh trào ngược dạ dày thực quản lâu ngày gây ra…
Đối tượng dễ mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản thường gặp ở bất kỳ ai, từ trẻ sơ sinh cho đến người lớn không phải bác sĩ lúc nào cũng tìm ra được nguyên nhân cụ thể. Sau đây có vài nhóm người được đánh giá là có nguy cơ cao mắc bệnh bao gồm:
- Người bị thừa cân hoặc béo phì vì có thể tạo sức ép lên bụng
- Phụ nữ mang thai, trong những tháng cuối thai kỳ do tử cung mở rộng sẽ làm chèn ép một số bộ phận tiêu hóa dẫn đến hiện tượng trào ngược.
- Người phải sử dụng một số thuốc nhất định như: thuốc trị hen suyễn, thuốc chẹn kênh canxi, thuốc kháng histamine, thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm đau xương khớp nhóm NSAIDs
- Người hút thuốc lá hoặc hút thuốc lá thụ động do khói thuốc khi vào cơ thể qua đường thực quản làm kích thích niêm mạc dạ dày
- Người bị thoát vị hoành, liệt dạ dày hoặc bệnh lý mô liên kết như xơ cứng bì
- Người có lối sống và thói quen ăn uống không lành mạnh như: uống rượu bia, ăn nhiều đồ chua, ăn nhiều dầu mỡ, lười vận động nằm liền sau ăn…
Người thường sử dụng nhiều thuốc tây là một trong những đối tượng hay bị trào ngược dạ dày.
Ngoài ra, do căng thẳng hay stress áp lực trong công việc và cuộc sống cũng là yếu tố thường gặp gây ra tình trạng trào ngược dạ dày thực quản đặc biệt là người trẻ tuổi. Theo Bác sĩ chỉ ra rằng stress sẽ khiến cơ thể tăng tiết cortisol gây tăng axit trong dạ dày và làm tăng trương lực co bóp của dạ dày, đẩy dịch da dày trào ngược lên thực quản. Bởi stress cũng làm rối loạn nhu động thực quản khiến cho cơ thắt thực quản trở nên nhạy cảm, việc giãn mở cơ xảy ra thường xuyên và kéo dài làm dịch vị trào ngược lên thực quản.
Đối với trẻ sơ sinh, còn có một số yếu tố bẩm sinh là nguyên nhân của việc hay khò khè, khó nuốt hay nôn trớ và ợ. Đa phần các triệu chứng sẽ giảm hoặc hết hoàn toàn khi trẻ lớn dần nên không cần bác sĩ can thiệp, với các trẻ thường xuyên gặp phải tình trạng này nên đưa trẻ đến khám với bác sĩ nhi khoa để có hướng dẫn chăm sóc và dùng thuốc nếu cần thiết.
Phương pháp chẩn đoán và điều trị
Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày
Hầu hết các trường hợp, bác sĩ chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản bằng cách xem xét các triệu chứng và bệnh sử của bạn. Nếu các triệu chứng cho thấy bạn bị GERD bác sĩ có thể đề nghị điều trị bằng thuốc và thay đổi lối sống, thay vì làm các xét nghiệm.
Bác sĩ có thể đề nghị thực hiện các xét nghiệm y tế nếu:
- Các triệu chứng cho thấy có thể bị biến chứng của GERD.
- Các triệu chứng cho thấy có thể có một vấn đề sức khỏe khác gây ra các triệu chứng tương tự như của GERD.
- Các triệu chứng không cải thiện sau khi điều trị bằng thuốc và thay đổi lối sống.
Bác sĩ có thể thực hiện một hoặc nhiều xét nghiệm sau đây để giúp chẩn đoán GERD và kiểm tra các biến chứng GERD hoặc các vấn đề sức khỏe khác.
+ Nội soi đường tiêu hóa trên:
Nội soi có thể thực hiện kèm theo rửa tế bào học và hoặc sinh thiết ở những vùng bất thường, sinh thiết qua nội soi là xét nghiệm duy nhất có thể phát hiện sự thay đổi của lớp niêm mạc hình trụ trong bệnh thực quản Barrett. Tuy nhiên, các bệnh nhân có kết quả nội soi bình thường nhưng lại có triệu chứng điển hình mặc dù đã được điều trị bằng thuốc ức chế bơm proton, cần phải được kiể tra pH 24 giờ.
+ Theo dõi pH thực quản:
Theo dõi pH thực quản là cách chính xác nhất để phát hiện acid dạ dày trong thực quản.
Nội soi là phương pháp chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Phương pháp điều trị trào ngược dạ dày hiệu quả
+ Nên thay đổi lối sống:
- Giảm cân nếu thừa cân hoặc béo phì
- Nâng đầu giường khoảng 15cm để nâng cao đầu hơn khi ngủ.
+ Bỏ hút thuốc: Thay đổi thói quen ăn uống.
+ Điều trị bằng thuốc:
Thuốc kháng aicd ( Aluminum hydroxide, magnesium hydroxide,…): Có thể dùng thuốc kháng aicd để giảm chứng ợ nóng nhẹ và các triệu chứng GERD nhẹ khác. Tuy nhiên, không nên sử dụng các loại thuốc này hàng ngày hoặc đối với các triệu chứng nghiêm trọng khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ.
Thuốc chẹn H2 ( Cimetidin, ranitidin, famotidin): Có tác dụng làm giảm lượng acid trong dạ dày.
Thuốc ức chế bơm proton (PPIs: Omeprazol, esomeprazol, lansoprazol, pantoprazol): Có tác dụng làm giảm lượng acid trong dạ dày, giúp điều trị các triệu chứng GERD tốt hơn thuốc chẹn H2 và chúng có thể chữa lành niêm mạc thực quản ở hầu hết những người bị GERD.
+ Phẫu thuật:
Phẫu thuật chống trào ngược ( thường là phẫu thuật khâu xếp nếp đáy vị qua nội soi ổ bụng) được thực hiện trên bệnh nhân bị viêm thực quản nghiêm trọng, thoát vị khe thực quản lớn, xuất huyết, chít hẹp hoặc loét. Chít hẹp thực quản được xử trí bằng cách nong nhiều lần qua nội soi.
+ Thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt
Loại bỏ các loại thực phẩm kích thích dạ dày làm tăng tiết axit quá mức, do đó bạn nên cắt giảm các loại thực phẩm sau đây:
- Cà phê, rượu bia, đồ uống có gas
- Hạt tiêu, ớt cay và các loại ga vị giấm, nước sốt
- Tỏi và hành tây
- Các loại thực phẩm chiên hoặc dầu mỡ
- Các loại thực phẩm có tính axit như: cà chua, ngô và quả vải…
Nên thay đổi chế độ ăn uống cũng là cách giúp đẩy lùi bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
+ Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày
Việc chia nhỏ các bữa ăn trong một ngày, ăn thành nhiều bữa sẽ giúp hệ thống tiêu hóa của bạn hoạt động hiệu quả hơn, tránh được áp lực cho dạ dày và việc điều tiết axit cũng được ổn định hơn. Đặc biệt, không nên nằm ngay sau khi vừa ăn xong điều này làm cho lượng thức ăn trong dạ dày trào lên.
Thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản được coi là: ” Sát thủ thầm lặng” dẫn tới ung thư. Thực tế, theo thống kê hiện nay cho biết bệnh trào ngược dạ dày được liệt vào danh sách những bệnh có nguy cơ gây ung thư cao ở nước ta với 5,4 đến 7 triệu người mắc bệnh mỗi năm. Các biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này gây ra đó là chảy máu dạ dày thực quản, barrett thực quản… trong đó trầm trọng nhất là ung thư thực quản.
Chính vì vậy, người bệnh cần cảnh giác và có thái độ nghiêm túc trong việc điều trị bệnh, chậm trễ điều trị sẽ khiến người bệnh phải trả giá đắt với những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng, khi điều trị cần điều trị dứt điểm, tránh bệnh tái phát lại nhiều lần.
Tại sao bạn sử dụng nhiều thuốc Tây Y, Đông Y mà vẫn chưa khỏi?
Bạn chắc hẳn là một trong rất nhiều bệnh nhân đã sử dụng thuốc Tây do bác sĩ kê đơn nhưng kết quả không như mong đợi. Vì thực tế, sử dụng thuốc Tây hay những loại thuốc được đóng hộp, đóng gói sẵn chuyên điều trị chung chung về trào ngược dạ dày thì hiệu quả sẽ không cao do biểu hiện bệnh và cơ địa mỗi người là khác nhai. Hay còn nói cách khác, cơ hội điều trị khỏi bệnh của bạn cũng chỉ là may rủi, nguy cơ tái phát rất cao chưa kể đến các tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Thấu hiểu được những băn khoăn, lo lắng của bệnh nhân Nhà thuốc Nam gia truyền Lợi Phúc Đường với tâm huyết những người làm nghề Y chân chính, tự tin giới thiệu đến bạn phương thức điều trị đem lại hiệu quả điều trị tận gốc giúp bạn đẩy lùi bệnh trào ngược dạ dày nhanh chóng và an toàn khi sử dụng.
Quá trình nấu cao đặc trị trào ngược dạ dày thực quản Lợi Phúc Đường
Trào ngược dạ dày thực quản Lợi Phúc Đường – Giải pháp mới cho người bị trào ngược dạ dày
Thuốc trào ngược dạ dày thực quản Lợi Phúc Đường được bào chế 100% nguyên liệu thảo dược từ thiên nhiên.
Được tọa lạc tại: Xóm 9, xã Nga Liên, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Nhà thuốc nam gia truyền Lợi Phúc Đường đã có 8 đời làm thuốc nam gia truyền, cứu chữa cho hàng nghìn người bệnh trên khắp mọi miền đất nước. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử đến nay Nhà thuốc luôn tự hào là đơn vị đi đầu trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào việc bào chế các loại thuốc có nguồn gốc từ thuốc nam giúp người bệnh có thể sử dụng một cách dễ dàng, thuận tiện hơn bao giờ hết.
Được sơ chế và bào chế theo phương thức bí quyết gia truyền nhăm tăng hàm lượng dược chất sẵn có trong cấc vị thảo dược quý hiếm được tìm trên núi hoặc được trồng sẵn có trong vườn thuốc. Thuốc trào ngược dạ dày thực quản Lợi Phúc Đường giúp đẩy lùi tình trạng khó nuốt, cảm giác đau rát, khó chịu và vướng ở vùng họng, đau tức thượng vị, ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn một cách nhanh chóng.
Thuốc trào ngược dạ dày thực quản Lợi Phúc Đường có công dụng như thế nào?
Bài thuốc trào ngược dạ dày thực quản Lợi Phúc Đường có cơ chế tác động chuyên sâu, thẩm thấu sâu bên trong cơ thể và từ từ làm lành các tổn thương, phục hồi chức năng dạ dày. Từ đó giúp người bệnh ổn định sức khỏe toàn diện hơn. Với những tính năng của bài thuốc trong việc xử lý các chứng bệnh dạ dày nói chung và trào ngược dạ dày nói riêng như:
- Loại bỏ các triệu chứng của trào ngược dạ dày gây ra, giảm đau, giảm ợ hơi, ợ chua, trào ngược. Thông thường sau 7 – 10 ngày các biểu hiện sẽ gần như được ổn định. Trào ngược dạ dày được tạm ngừng để chuyển sang giai đoạn phục hồi.
- Thuốc có tác dụng bổ tỳ vị, dưỡng can, hoạt huyết để kích thích hệ tiêu hóa, hồi phục chức năng dạ dày, tạng phủ. Đồng thồi cân bằng tiết dịch acid.
- Phòng tránh tái phát bằng cách tái tạo lớp niêm mạc dạ dày, dự phòng ung thư dạ dày hiệu quả.
Sử dụng thuốc nam trong việc điều trị bệnh trào ngược dạ dày là giải pháp được khá nhiều người bệnh tin tưởng, lựa chọn. Theo Y học cổ truyền bệnh trào ngược dạ dày xảy ra do chế độ sinh hoạt bất hợp lý gây rối loạn chức năng các tạng phủ, khí huyết kém lưu thông dẫn đến rối loạn cơ chế tiết axit trong dịch vị dạ dày, cùng thức ăn ứ đọng làm cho dịch vị trào ngược bất thường.
Thuốc trào ngược dạ dày thực quản Lợi Phúc Đường tự hào luôn nhận được nhiều giải thưởng lớn.
Để khắc phục tình trạng này sử dụng bài thuốc nam gia truyền của Nhà thuốc Lợi Phúc Đường là lựa chọn hợp lý. Bởi thành phần thuốc đều là những thảo dược tự nhiên vô cùng lành tính, không gây kích ứng và ngộ độc. Hơn nữa, thuốc còn có tác dụng khả năng đi sâu vào tất cả các tạng trong cơ thể và làm lành tổn thương, ổn định khí huyết, nâng cao sức đề kháng mang lại hiệu quả toàn diện, lâu dài.
Nhược điểm của thuốc nam cần thời gian thẩm thấu vào cơ thể nên thường đem đến kết quả chậm hơn so với thuốc Tây. Nhưng chúng lại có khả năng điều trị bệnh tận gốc rễ chứ không chỉ chữa triệu chứng như các loại thuốc khác. Chính vì vậy, nếu bạn muốn xử lý trào ngược dạ dày dứt điểm việc lựa chọn và sử dụng thuốc nam là lựa chọn tốt, bền vững nhất.
Bằng bài thuốc nam Trào ngược dạ dày thực quản Lợi Phúc Đường đã giúp hàng ngàn người bệnh trên khắp cả nước thoát khổi nỗi ám ảnh bệnh tật. Không ít người bệnh đã khỏi nguy cơ biến chứng ung thư, ngăn chặn nguy hiểm đến tính mạng do các vấn đề dạ dày gây ra. Có khoảng 98% trường hợp người bệnh khỏi hoàn toàn các triệu chứng do trào ngược dạ dày thực quản gây ra, giúp phục hồi chức năng hệ tiêu hóa sau 1 – 2 tháng.
Trào ngược dạ dày thực quản nên nằm nghiêng bên nào?
Khoa học đã chứng minh rằng có một số tư thế ngủ giúp người bị trào ngược dạ dày cải thiện tình trạng khó chịu giúp dễ ngủ hơn.
– Tư thế nằm ngửa:
- Theo Bác sĩ khuyên người bị trào ngược dạ dày nên nằm ngửa khi ngủ hoặc gối cao đầu giúp dạ dày nằm thấp hơn thực quản, nên hạn chế khả năng acid dạ dày hay thực phẩm trào ngược lên trên.
- Nằm ngửa là một tư thế ngủ tốt cho những người bị bệnh về đường tiêu hóa, trong đó có trào ngược dạ dày.
- Nằm ngửa kèm gối cao đầu giúp dạ dày nằm thấp hơn thực quản, hạn chế khả năng acid dạ dày hay thực phẩm không bị trào ngược.
- Những trường hợp bị trào ngược nặng về đêm, cách tốt nhất là kê 2 chân giường phía trên lên cao 25 – 30cm. Đây là phương pháp được y học xác nhận là có hiệu quả trong việc góp phần hạn chế trào ngược.
- Nằm ngửa giúp cột sống được duỗi thẳng giúp giảm đau từ các vết thương, vết đau và các chấn thương hoặc bệnh mãn tính đang có trên cơ thể.
Nằm ngửa và nằm nghiêng sang trái là tư thế tốt cho người bị trào ngược dạ dày.
– Tư thế nằm nghiêng sang trái:
Nếu không quen với việc nằm ngửa khi ngủ người bệnh có thể áp dụng tư thế nằm nghiêng về bên trái. Khi nằm nghiêng sang trái, dạ dày và tuyến tụy được giữ ở vị trí tự nhiên thấp hơn thực quản giúp ngăn ngừa trào ngược hiệu quả. Việc nằm nghiêng bên trái cũng giúp góp phần hạn chế sự trào ngược của acid dạ dày lên thực quản, đây cũng là tư thế được khuyên nên áp dụng đối với người gặp bệnh lý trào ngược dạ dày vì lúc này dạ dày và tuyến tụy được giữ ở vị trí tự nhiên thấp hơn thực quản giúp ngăn ngừa được sự trào ngược hiệu quả.
Nằm nghiêng bên trái giúp quá trình vận chuyển chất thải từ ruột non vào ruột già thông qua van hồi manh tràng diễn ra dễ dàng hơn, hạn chế các rối loạn của hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, ngủ nghiêng bên trái còn có lợi ích khác cho sức khỏe như: giảm hiện tượng ngủ ngáy, ngưng thở khi ngủ từ đó cải thiện giấc ngủ một cách hiệu quả hơn.
Những tư thế nằm ngủ mà người bị trào ngược dạ dày nên tránh
Theo Bác sĩ bệnh nhân không nên nằm úp, đặc biệt là đối với người bị thừa cân, béo phì. Bởi vì việc tạo áp lực lên dạ dày có thể đưa acid hoặc thức ăn trào ngược lên thực quản. Hạn chế nằm nghiêng quay về bên phải, bởi tư thế này có nguy cơ làm tăng trào ngược dịch vị dạ dày gây ra hiện tượng ợ nóng, ợ chua trong khi ngủ.
Chế độ ăn cho người bị trào ngược dạ dày
Trong các yếu tố điều trị, chế độ ăn kiêng chính là tác nhân có khả năng quyết định lớn đến tình trạng bệnh trào ngược dạ dày. Một chế độ ăn cho người trào ngược dạ dày hợp lý và khoa học sẽ gồm các nhóm thực phẩm sau:
Bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản nên ăn thực phẩm gì?
Trào ngược dạ dày là căn bệnh về đường tiêu hóa, chính vì thế mà vấn đề ăn uống có ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh trào ngược dạ dày nó còn là tác nhân gây ra bệnh nếu chúng ta sử dụng những loại thực phẩm không tốt cho hệ tiêu hóa. Vì thế để phòng tránh và giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh các bạn nên sử dụng một số loại thực phẩm sau đây:
1. Nên ăn gừng – nghệ vàng
Từ xa xưa đến nay người ta vẫn sử dụng gừng và nghệ như một loại gia vị không thể thiếu trong một số món ăn và được sử dụng khá thường xuyên. Tuy nhiên, không có mấy người biết đến những tác dụng đặc biệt của nó đối với bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Bởi do đặc tính chống viêm tự nhiên nên gừng và nghệ được sử dụng nhiều để chữa các bệnh về tiêu hóa, ngày nay các nhà khoa học còn nghiên cứu và chiết xuất thành công hoạt chất nano curcumin từ nghệ vàng bằng công nghệ nano giúp tăng hiệu quả điều trị bệnh của nghệ lên gấp 40 lần so với sử dụng nghệ tươi hay tinh bột nghệ thông thường.
2. Nên ăn đỗ đậu các loại thực phẩm giàu chất xơ
Trong đỗ đậu có chứa nhiều chất xơ và amino aicd cần thiết cho sức khỏe nên người bị trào ngược có thể dùng được. Để giảm bớt hiện tượng do trào ngược dạ dày gây ra, bạn nên ngâm các hạt đậu khô qua đêm trước khi chế biến để làm mềm hạt đỗ, đậu…
Một số thực phẩm tốt cho người bị trào ngược dạ dày.
3. Nên ăn bột yến mạch
Bột yến mạch được xem như một loại thực phẩm đa năng, nó không chỉ được các chị em phụ nữ sử dụng để làm đẹp mà còn rất tốt cho người bị bệnh tim mạch và những bệnh nhân bị chứng trào ngược dạ dày thực quản. Sử dụng bột yến mạch vào buổi sáng vừa cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng dồi dào lại vừa giúp hấp thụ tốt lượng acid dư thừa sau một đêm ngủ dài do có chứa nhiều chất xơ tự nhiên.
4. Nên uống sữa
Sữa giúp cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể và có khả năng làm bão hòa acid trong dạ dày hơn nữa nó lại rất dễ tiêu hóa. Bởi vì đối với những người bị trào ngược dạ dày thực quản sữa có tác dụng rất tốt đối với cơ thể. Lưu ý không nên uống sữa vào lúc vừa ngủ dậy hay lúc bụng rỗng, dù người có bệnh hay không có bệnh cũng nên uống sữa khoảng 2h sau khi ăn, nên uống sữa ấm, lạnh quá hoặc nóng quá đều không tốt cho bạn.
Bạn có thể dùng sữa chua, do có chứa các men tiêu hóa lợi khuẩn giúp đẩu nhanh quá trình tiêu hóa, từ đó đẩy nhanh quá trình làm rỗng dạ dày và cải thiện nhanh bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
5. Nên ăn bánh mì
Đã từ lâu bánh mì luôn được xem là người bạn tốt của dạ dày, không những tốt với dạ dày mà nó còn là siêu thực phẩm cho người bị trào ngược dạ dày thực quản. Do có khả năng hút ” acid” giúp làm giảm lượng acid trong dạ dày, bạn chế các thương tổn do những acid này gây ra cho dạ dày.
Người bị trào ngược dạ dày nên ăn hoa quả gì?
1.Nên ăn chuối chín không nên ăn chuối tiêu
Chuối dễ tiêu hóa và thường không gây bất cứ tác hại nào cho dạ dày, trong chuối giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày bằng cách trung hòa lượng axit có trong dạ dày. Đặc biệt chuối cũng chứa nhiều chất xơ mềm và có tác dụng dễ tiêu hóa và giúp loại bỏ các độc tố trong hệ tiêu hóa, người bị trào ngược dạ dày nên ăn chuối chín kỹ và ăn sau lúc ăn 30 phút là tốt nhất, tránh ăn chuối tiêu.
2. Nên ăn dưa hấu hoặc dưa gang
Trong dưa hấu và dưa gang có khả năng trung hòa được các aicd dư thừa trong dạ dày mà dưa hấu, dưa gang được rất nhiều chuyên gia y tế khuyên dùng cho bệnh nhân bị trào ngược dạ dày nói riêng hay các bệnh về dạ dày nói chung. Nó vừa cung cấp nguồn vitamin dồi dào cho cơ thể lại vừa có thể cải thiện tình trạng ợ chua, ợ nóng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
3. Nên ăn quả bơ
Trong quả bơ với đặc tính mềm, dễ tiêu hóa rất thân thiện với dạ dày việc ăn bơ thường xuyên giúp cải thiện quá trình tiêu hóa của nhu động ruột. Đặc biệt, quả bơ có chứa nhiều Kali giúp cải thiện tình trạng căng thẳng, stress gây đau dạ dày.
Việt quất cung cấp nguồn vitamin C dồi dào giúp các vết loét mau lành.
4. Nên ăn đu đủ chín
Trong đu đủ chín có chứa enzym papain và chymopapain giúp phá vỡ các protein khó tiêu hóa. Ăn đu đủ chính giúp kích thích tiêu hóa và giảm chứng khó tiêu và giúp trị táo bón, làm dịu dạ dày bằng cách giảm nồng độ axit tăng tiết.
5. Nên ăn táo
Quả táo rất giàu Pectin, chất xơ hòa tan có tác dụng hỗ trợ quá trình bài tiết diễn ra thuận lợi, cải thiện hệ tiêu hóa, chống táo bón, thích hợp với những người có dạ dày đang yếu. Bạn nên ăn táo ngọt và tránh các loại táo chua, táo xanh…
6. Nên ăn dưa chuột
Dưa chuột rất giàu chất xơ, các chất dinh dưỡng và khoáng chất như: Canxi, Folate, chất béo, vitamin C. Bởi trong dưa chuột có Erepsin có chứa một loại Protein dễ tiêu hóa, ăn dưa chuột giúp giảm các triệu chứng ợ hơi, ợ nóng do trào ngược dạ dày gây ra.
7. Nên ăn quả việt quất
Việt quất là nguồn cung cấp chất xơ và vitamin C dồi dào có tác dụng chống oxy hóa giúp các vết loét dạ dày mau lành. Việt quất cũng có khả năng chống lại ung thư đường ruột, bạn nên dùng việt quất dưới dạng nước ép.
8. Nên ăn quả mận khô
Mận khô có tác dụng nhuận tràng tự nhiên, trong mận khô có chứa một hợp chất gọi là Dihydroxyphenylisatin giúp kích thích ruột co bớp và tiêu hóa thức ăn. Mận khô chứa một lượng lớn chất xơ hòa tan, Magie, Sorbitol giúp cấp nước cho đường tiêu hóa hoạt động trơn tru ăn mận khô mang lại nhiều tác dụng tốt cho người bị trào ngược dạ dày.
9. Nên uống nước dừa
Nước dừa cung cấp nhiều khoáng chát, vitamin và chất điện giải giúp cơ thể không bị thiếu nước. Bởi trong nước dừa có tác dụng kháng khuẩn nhẹ và chống viêm giúp các vết loét dạ dày mau lành. Người bị trào ngược dạ dày có thể uống nước dừa thường xuyên nhưng không quá 2 quả/ngày.
10. Nên ăn quả thanh long
Quả thanh long là một loại quả đặc biệt tốt cho hệ tiêu hóa, hàm lượng nước và chất xơ hòa tan. Đặc biệt trong chất nhày trong loại quả này hoạt động như một lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày tránh khỏi các tác động xấu gây hại. Trong thanh long cũng cung cấp lượng lớn chất dinh dưỡng cho cơ thể mà không bắt dạ dày phải hoạt động quá nhiều để tiêu hóa chúng.
Bệnh nhân bị trào ngược dạ dày không nên ăn gì?
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi có sự mất cân bằng giữa hai yếu tố tấn công và yếu tố phòng thủ, yếu tố tấn công bao gồm sự tăng tiết HCL, pepsine và sự ứ trệ thức ăn trong dạ dày gây tăng áp lực lên cơ thắt thực quản thúc đẩy gây trào ngược dạ dày thực quản. Khi yếu tố tấn công quá mạnh sẽ đẩy lùi yếu tố bảo vệ, một số loại đồ ăn có tính kích thích, đồ uống có gas là tác nhân gây tăng tiết GCL và pesine giúp gia tăng yếu tố tấn công. Do đó, những người bị mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản không nên sử dụng các loại thực phẩm và hạn chế các loại hoa quả, đồ uống như:
1. Không nên ăn các loại quả có vị chát như hồng xiêm, sung
Trong các loại quả có nhiều nhựa khi đi vào dạ dày kết hợp với axit dạ dày tạo thành những cục nhỏ, nó có thể phát triển thành sỏi tồn tại trong cơ thể ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa.
2. Hạn chế những đồ ăn chứa nhiều chất béo, dầu, mỡ
Những loại thức ăn chứa nhiều chất béo sẽ khiến dạ dày khó tiêu và gây tăng áp lực cho dạ dày. Dạ dày trướng sẽ tăng áp lực lên cơ thắt thực quản dưới, thời gian tiêu hóa thức ăn cũng lâu hơn khiến quá trình tiêu hóa thức ăn bị chậm lại gây khả năng trào ngược dạ dày thực quản.
Nên hạn chế đồ ăn cay nóng, chiên xào.
3. Hạn chế ăn cà chua khi đói
Người bệnh không nên ăn cà chua khi bụng đói, bởi vì nếu bạn đang bị trào ngược axit hoặc loét dạ dày. Trong cà chua có chứa nhiều axit tannic có thể làm tăng nồng độ axit trong dạ dày và làm tình trạng trào ngược trở nên tồi tệ hơn và gây khó chịu.
4. Hạn chế ăn lê
Có nhiều người nghĩ rằng lê là một loại quả vô hại cho dạ dày. Tuy nhiên, thực tế đối với những người bị trào ngược dạ dày thực quản có dạ dày yếu, ăn lê sẽ khiến cho lớp bảo vệ niêm mạc dạ dày bị phá vỡ. Do lê là loại quả chứa nhiều chất xơ không hòa tan nên người bị trào ngược dạ dày sẽ bị kích ứng dạ dày khi ăn lê.
5. Kiêng các đồ ăn, thức uống có chứa nhiều aicd
Cam, chanh… là những loại quả có chứa nhiều acid, chua không tốt cho dạ dày vì nó làm acid trong dạ dày nhiều hơn dễ gây viêm loét dạ dày và làm căng thẳng tình trạng trào ngược.
6. Hạn chế ăn muối
Muối không những không tốt đối với bệnh như: thận, huyết áp cao, tim mạch… mà ngay cả bệnh trào ngược dạ dày thực quản cũng thế, nó là một trong nhiều tác nhân gây ra trào ngược dạ dày. Khi bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản các bạn nên hạn chế dùng muối hoặc ăn nhạt chút.
7. Không nên ăn socola
Trong socola có chứa nhiều chất béo và sữa, chất béo sẽ khiến tình trạng trào ngược nặng hơn. Menthyxanthine trong socola là một chất làm giãn cơ thắt thực quản dưới gây trào ngược, chính vì vậy người bị trào ngược dạ dày không nên ăn socola.
8. Không nên uống cà phê, hút thuốc lá, uống rượu bia
Cà phê, thuốc lá hay rượu, bia hoặc các chất kích thích nói chung có khả năng làm giảm các yếu tố bảo vệ cho thực quản và tăng các yếu tố tấn công, tăng tiết cortisol khiến tình trạng trào ngược dạ dày thực quản trầm trọng hơn. Cortisol không chỉ gây tăng tiết acid HCL, pepsine mà còn làm giảm tiết chế chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Trong quá trình điều trị bệnh, bạn cần biết người bệnh trào ngược dạ dày nên ăn gì để bổ sung dưỡng chất cần thiết mà không làm tăng lượng axit trong dạ dày. Khi bạn đã xây dựng thực đơn phù hợp cách ăn uống cho người bị trào ngược dạ dày cũng rất quan trọng. Nếu bạn kết hợp phong phú các loại thực phẩm phù hợp bạn sẽ giảm được các triệu chứng khó chịu và cải thiện sức khỏe một cách đáng kể.
Hy vọng bài viết trên đây mà chúng tôi chia sẻ sẽ giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích để giúp bệnh trào ngược dạ dày thực quản thuyên giảm. Ngoài ra, bạn cũng cần đến cơ sở y tế để khám và chẩn đoán đúng bệnh để có những phương pháp điề trị phù hợp. Việc kết hợp giữa phương pháp điều trị cùng với chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý sẽ giúp việc điều trị bệnh nhanh chóng và hiệu quả hơn. Cảm ơn quý bạn đọc đã chý ý theo dõi, chúc các bạn có nhiều sức khỏe!
=>> Để được tư vấn miễn phí về sức khỏe hoặc có những thắc mắc về sản phẩm thuốc ” Trào ngược dạ dày thực quản Lợi Phúc Đường” xin vui lòng liên hệ Nhầ thuốc qua Hotline: 0977 890 845 hoặc truy cập website: chualanhbenh.com