Từ xưa ông cha ta đã dạy con cháu “sức khoẻ là vàng” với mục đích giáo dục con cháu tầm quan trọng và ý nghĩa của sức khoẻ đối với cuộc sống mỗi người, có sức khoẻ mới có sức lao động, từ đó mới có thể tạo ra thu nhập cho gia đình. Vì vậy mỗi người cần quan tâm đặc biệt đến sức khoẻ của mình, tuy nhiên hiện nay có nhiều người “tham công tiếc việc” bỏ bê sức khoẻ để cơ thể rơi vào trạng thái mất cân bằng, có lúc thì khoẻ, lúc thì mệt. Bài viết trình bài những nguyên nhân gây ra tình trạng người lúc khoẻ lúc mệt nhằm giúp bạn đọc hiểu và kiểm soát được sức khoẻ của bản thân.

1. Biểu hiện người lúc khoẻ lúc mệt là như thế nào?

Triệu chứng người lúc khoẻ lúc mệt xảy ra khi cơ thể bị mất sự cân bằng giữa chế độ làm việc và sinh hoạt nghỉ ngơi, hoặc là biểu hiện của một bệnh lý tiềm ẩn. Người bệnh sẽ cảm thấy cơ thể lúc khoẻ, tràn đầy sức sống, năng lượng, khả năng tập trung tư duy tốt, làm việc hiệu quả, nhưng đôi lúc lại cảm thấy mệt mỏi, uể oải, cơ thể như không còn chút sức lực, không thể tập trung làm việc.
Tình trạng này có thể xuất hiện trong cùng một ngày, có thể sáng thì khoẻ, chiều về lại mệt hoặc ngày hôm nay thì rất khoẻ sang những ngày khác lại trở mệt đột ngột. Sự mơ hồ, không có biểu hiện rõ ràng của triệu chứng gây nhiều hoang mang, lo lắng cho người bệnh.

2. Người lúc khoẻ lúc mệt do nguyên nhân là gì?

Cơ thể con người rất vi diệu, bình thường các cơ quan hoạt động độc lập nhưng tương hỗ giúp đỡ lẫn nhau tạo ra sự cân bằng giúp cơ thể khoẻ khoắn, tràn đầy năng lượng. Khi một trong những cơ quan làm việc quá sức hay mắc bệnh ảnh hưởng đến sự cân bằng chuyển hoá trong cơ thể, rối loạn mối quan hệ tương hỗ giữa các cơ quan gây ra sự mệt mỏi cho người bệnh, khiến người bệnh lúc thì rất khoẻ, lúc thì rất mệt. Nguyên nhân gây ra tình trạng này do một số yếu tố tác động đến thói quen sinh hoạt, học tập và làm việc của người bệnh hay nguy hiểm hơn nó là dấu hiệu “báo động sớm” của một căn bệnh tiềm ẩn trong cơ thể.

=>> Xem thêm: https://chualanhbenh.com/roi-loan-than-kinh-thuc-vat-va-phuong-phap-dieu-tri/

nguoi-luc-khoe-luc-met

Mệt mỏi ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ, tinh thần người bệnh

Những yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, gây triệu chứng người lúc khoẻ, lúc mệt:

– Stress, căng thẳng kéo dài: Căng thẳng là một phần của cuộc sống, nhưng căng thẳng mạn tính lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ con người, gây khó chịu về thể chất và cảm xúc cho người bệnh. Căng thẳng quá mức làm phát sinh triệu chứng đau đầu, căng cơ, lo âu, cản trở chất lượng giấc ngủ, gây ra tình trạng mệt mỏi.

– Ngủ không đủ giấc, giấc ngủ kém chất lượng:
Một giấc ngủ chất lượng khi bao gồm đủ các yếu tố: đủ giờ, đủ sâu, cảm giác thoải mái, khoẻ khoắn khi thức dậy. Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi vào ngày hôm sau điều đó có nghĩa bạn đã ngủ không đủ giấc hoặc giấc ngủ của bạn không sâu, bị mộng mị giật mình giữa đêm. Tình trạng này kéo này sẽ gây suy nhược thần kinh và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và sức đề kháng của cơ thể.

– Những bệnh lý gây ra triệu chứng người lúc khoẻ lúc mệt:
Người bệnh thường xuyên mệt mỏi, mặc dù đã thay đổi lối sống khoa học, chế độ ăn uống, sinh hoạt nghỉ ngơi hợp lý thì có khả năng cao đang mắc các bệnh tiềm ẩn, mà mệt mỏi là dấu hiệu cảnh báo sớm.

stress-cang-thang-keo-dai-luc-met

Stress kéo dài gây mệt mỏi cho cơ thể

Dưới đây là một vài bệnh lý gây triệu chứng mệt mỏi kéo dài ở người bệnh:

– Hội chứng mệt mỏi mạn tính (CFS): Hội chứng mệt mỏi mạn tính là tình trạng người bệnh cảm thấy mệt mỏi, uể oải chung chung, sự mệt mỏi không giảm mặc dù đã được nghỉ ngơi đầy đủ. Hội chứng này đặc trưng bởi tình trạng mệt mỏi kéo dài ít nhất 6 tháng mà vẫn không cải thiện.
Nguyên nhân gây bệnh vẫn đang được nghiên cứu, nhiều tài liệu cho thấy có liên quan đến yếu tố nhiễm virus, nhiễm toxins, hay tác dụng phụ của các nhóm thuốc Benzodiazepam, Betablocks, thuốc chống trầm cảm,…Hiện nay việc điều trị hội chứng mệt mỏi mạn tính rất phức tạp, vẫn chưa tìm thấy thuốc điều trị đặc hiệu.
– Thiếu máu mạn tính: Thiếu máu là bệnh lý thường gặp ở nhiều người, biểu hiện tình trạng số lượng hồng cầu thấp hơn bình thường.
Thiếu máu nhẹ thường ít có biểu hiện triệu chứng rõ ràng, người bệnh chỉ phát hiện thông qua khám sức khoẻ định kì. Trường hợp thiếu máu nặng, người bệnh sẽ có biểu hiện mệt mỏi kéo dài, mệt tăng khi gắng sức và khi thực hiện các công việc hằng ngày, mất tập trung, da xanh xao, nhợt nhạt.
Thiếu máu thường do nhiều nguyên nhân gây ra như: chế độ ăn uống thuốc sắt, vitamin B12, acid folic – những thành phần quan trọng cấu tạo hồng cầu, hay các bệnh lý mạn tính: bệnh thận, ung thư, viêm loét dạ dày,….
Ngoài ra các bệnh lý tim mạch, suy giáp, tiểu đường, chứng ngưng thở lúc ngủ, hội chứng celiac, bệnh sốt tuyến/viêm họng bạch cầu,… cũng gây ra triệu chứng mệt mỏi.
Mỗi người chúng ta cần lập kế hoạch chăm sóc sức khoẻ thật tốt cho bản thân, có chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý, và đến ngay các cơ sở khám chữa bệnh khi có triệu chứng mệt mỏi bất thường trong cơ thể.

Nguồn: https://chualanhbenh.com/