Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khoẻ con người, là khoảng thời gian nghỉ ngơi của các tế bào, cơ quan trong cơ thể, nạp năng lượng chuẩn bị cho một ngày mới tràn đầy sức sống. Trung bình một giấc ngủ của người trưởng thành kéo dài từ 7 – 8 tiếng, đôi khi có thể dao động 4 – 11 tiếng. Tuy nhiên hiện nay, ngành y tế đang báo động về tỷ lệ mất ngủ triền miên hay khó ngủ ngày càng tăng cao, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, sinh hoạt và làm việc. Cùng tìm hiểu những vấn đề quan trọng liên quan đến căn bệnh này nhé!

1. Mất ngủ, khó ngủ có biểu hiện như thế nào?

Mất ngủ triền miên là tình trạng người bệnh khó ngủ, không thể chợp mắt được, khó duy trì giấc ngủ, thức dậy sớm, làm cơ thể cảm thấy mệt mỏi, thiếu tỉnh táo, khả năng tập trung kém, hay tình trạng giật mình thức giấc nhiều lần trong đêm, khó vỗ giấc ngủ lại như lúc đầu.

2. Nguyên nhân gây mất ngủ, khó ngủ:

Bệnh mất ngủ có thể do nhiều nguyên nhân gây ra tuỳ vào tính chất tạm thời hay lâu dài của triệu chứng.
Nếu người bệnh chỉ bị mất ngủ hay khó ngủ thoáng qua vài ngày hay vài tuần thì có thể do các nguyên nhân sau:
– Áp lực công việc, căng thẳng, stress, ảnh hưởng tâm lý, tinh thần người bệnh.
– Rối loạn hoạt động sinh lý bình thường do thay đổi múi giờ sinh hoạt khi đi công tác ở nước ngoài.
– Sử dụng quá liều các chất gây nghiện như cà phê, trà, thuốc lá, rượu bia,…
– Ăn quá no trước khi ngủ gây rối loạn tiêu hoá, khó chịu, đầy hơi.
– Các yếu tố môi trường khác như hướng ánh sáng của phòng ngủ, tiếng ồn, nhiệt độ phòng quá nóng hay quá lạnh,…

mat-ngu-kho-ngu

Có nhiều yếu tố dẫn đến bệnh mất ngủ xảy ra thường xuyên

Ngược lại, nếu tình trạng mất ngủ, khó ngủ kéo dài lâu ngày là dấu hiệu báo động của các bệnh lý trong cơ thể như:
– Bệnh trầm cảm: Trầm cảm là một căn bệnh liên quan đến hệ thần kinh, gây ảnh hưởng đến chức năng của não bộ, bao gồm cả chu kỳ giấc ngủ của cơ thể. Theo các nghiên cứu thống kê cho thấy có khoảng 50% – 60% người mắc bệnh trầm cảm có biểu hiện mất ngủ hay khó ngủ triền miên.

– Thiểu năng tuần hoàn não: là tình trạng máu lên não giảm, giảm nồng độ oxy cung cấp cho các tế bào não bộ, từ đó ảnh hưởng đến các chức năng sinh lý của não, đặc biệt là giấc ngủ. Mất ngủ triền miên được xem là dấu hiệu cảnh báo sớm tình trạng thiểu năng tuần hoàn não, người bệnh cần lưu ý và điều trị kịp thời.
– Bệnh cường giáp: là tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mức, làm rối loạn quá trình trao đổi chất, kích thích hệ thống thần kinh gây các triệu chứng run rẩy, đổ mồ hôi đêm, tim đập nhanh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ người bệnh.
– Ngoài ra mất ngủ triền miên còn là triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản, rối loạn cơ xương khớp, bệnh tim, thay đổi nội tiết tố,…
– Vấn đề tuổi tác cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng mất ngủ kéo dài.

Tình trạng mất ngủ kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng sinh lý, hoạt động các cơ quan trong cơ thể, đồng thời gây rối loạn chế độ sinh hoạt, học tập và làm việc. Vì thế mỗi người bệnh cần đến ngay cơ sở khám chữa bệnh để khám và điều trị kịp thời khi xuất hiện triệu chứng mất ngủ, khó ngủ triền miên, tránh để lâu ngày làm diễn tiến bệnh nặng hơn.

3. Điều trị mất ngủ, khó ngủ:

Nguyên tắc điều trị mất ngủ, khó ngủ là sự kết hợp nhiều phương pháp, liệu pháp trong quá trình điều trị, nhằm mang lại hiệu quả nhanh chóng, an toàn, tiết kiệm thời gian chi phí cho người bệnh.
– Điều trị nguyên nhân: việc tìm ra nguyên nhân gây mất ngủ và điều trị theo nguyên đó được xem là nguyên tắc vàng trong điều trị bệnh lý này.
– Điều trị nội khoa bằng thuốc: nhóm thuốc chủ yếu được sử dụng trong quá trình điều trị mất ngủ kéo dài là thuốc an thần, chống trầm cảm, chống lo âu. Tuy nhiên tuỳ cơ địa mỗi người mà liều dùng, thời gian dùng và thời điểm dùng thuốc khác nhau, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

mat-ngu-kho-ngu

Mất ngủ, khó ngủ kéo dài là triệu chứng của bệnh trầm cảm

– Liệu pháp tâm lý: với âm trạng thư thái, thoải mái cùng chăn nệm gối được giặt sạch sẽ, phòng ngủ thoáng mát hứa hẹn sẽ đem lại cho bạn một giấc ngủ ngon và sâu. Một giấc ngủ được xem là chất lượng khi hội tủ đủ các yếu tố: đủ giờ, đủ sâu, cảm giác khoẻ khoắn, tỉnh táo vào ngày hôm sau.
Bên cạnh việc điều trị bằng các loại thuốc tây y, các cây thuốc nam cũng có tác dụng hỗ trợ hiệu quả trong điều trị mất ngủ, khó ngủ kéo dài.

4. Các cây thuốc nam điều trị mất ngủ, khó ngủ triền miên

– Lạc tiên: hay còn gọi là cây nhãn lồng, cây chùm bao, chứa các thành phần alkaloid, hoạt chất flavonoid và các vitamin khác, có tác dụng ngăn cản hoạt động của cafein giúp giấc ngủ bắt đầu dễ hơn, dài hơn. Mang lại giấc ngủ sâu, an lành, không mộng mị.

– Lá vông: có tên khoa học là Erythrina, có chứa hoạt chất Saponin, alkaloid giúp an thần, ngủ ngon, chống lão hoá, ổn định huyết áp, kích thích hệ thần kinh và hệ tim mạch.
– Tâm sen: nằm trong hạt sen, còn được gọi là Liên tử tâm, có tác dụng giải nhiệt, giải toả căng thẳng cho cơ thể, ổn định huyết áp, đem lại giấc ngủ ngon và sâu.
Mất ngủ tuy không gây nguy hại đến tính mạng, nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, làm suy nhược tinh thần, sức đề kháng của cơ thể. Mất ngủ, khó ngủ triền miên được ví như “quả bom nổ chậm” tàn phá sức khoẻ con người. Vì thế mỗi người chúng ta cần trang bị những kiến thức cơ bản nhất giúp phòng ngừa tình trạng mất ngủ, khó ngủ kéo dài và chăm sóc tốt cho sức khoẻ của bản thân, gia đình.

Nguồn: https://chualanhbenh.com/