Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống của mỗi con người, sau một ngày làm việc mệt mỏi, căng thẳng sẽ giúp bạn có một tinh thần thoải mái, giúp não bộ được nghỉ ngơi. Nếu tình trạng khó ngủ, mất ngủ diễn ra thường xuyên kéo dài sẽ làm cho cơ thể mắc chứng suy nhược thần kinh, cơ thể suy yếu. Vậy giải pháp nào giúp bạn có được giấc ngủ ngon?

Mất ngủ là gì?

Như chúng ta đã biết, giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong đời sống của mỗi con người. Một giấc ngủ ngon sẽ giúp chúng ta có được một ngày mới tràn đầy năng lượng và làm việc hiệu quả hơn. Mất ngủ là một loại bệnh lý rối loạn giấc ngủ phổ biến có thể bao gồm giấc ngủ kém về số lượng như: thiếu ngủ, khó ngủ, không đủ giấc và chất lượng làm cho người bệnh khó ngủ, tỉnh dậy nhiều lần, không sâu giấc, có nhiều ác mộng…

Tình trạng này dẫn đến tình trạng thiếu năng lượng, giảm tập trung trong ngày hôm sau và nhiều hệ lụy sức khỏe gây ra các tình trạng như: suy giảm trí nhớ, bệnh tim mạch, rối loạn tâm sinh lý… Mất ngủ có thể gây ra tình trạn mệt mỏi, khó chịu ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất làm việc và chất lượng cuộc sống.

Mất ngủ là tình trạng phổ biến thường gặp hiện này, xuất hiện ở mọi độ tuổi, từ người trẻ đến người già với nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể xảy ra với bất cứ ai không phân biệt giới tính, tuổi tác hay địa vị xã hội.

Benh-Mat-Ngu

Khó ngủ, mất ngủ diễn ra thường xuyên kéo dài dẫn đến suy nhược cơ thể.

Nguyên nhân dẫn đến mất ngủ

  • Do căng thẳng, stress, áp lực công việc.
  • Bị rối loạn giờ giấc và ngủ trong ngày vì thay đổi lịch làm việc hoặc do chênh lệch múi giờ.
  • Ăn quá no trước khi đi ngủ gây tình trạng, khó tiêu, nặng bụng, ợ hơi
  • Do sử dụng các chất gây nghiện và kích thích như: Cà phê, trà, thuốc lá, rượu…
  • Các yếu tố về môi trường ngủ xung quanh như: có quá nhiều ánh sáng, tiếng ồn, nhiệt độ…
  • Do tuổi tác: Giấc ngủ thường trở nên ít nghỉ ngơi hơn khi già đi, vì vậy tiếng ồn hoặc những thay đổi khác trong môi trường của bạn có nhiều khả năng đánh thức bạn. Với tuổi tác càng cao thì sự mệt mỏi xuất hiện sớm hơn vào buổi tối và thức dậy sớm hơn vào buổi sáng.

Một số tác hại của bệnh mất ngủ

Cho dù là mất ngủ thoáng qua hay tình trạng mất ngủ mãn tính đều gây ra những tác hại như sau:

  • Tinh thần không tươi tỉnh, tỉnh táo và thường xuyên thấy buồn ngủ, kém linh hoạt.
  • Cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, cáu gắt làm giảm khả năng tập trung chú ý, trầm cảm.
  • Ảnh hưởng đến khả năng làm việc và học tập làm cho tinh thần không tỉnh táo dễ gây ra tai nạn khi lái xe hoặc vận hành máy móc…

Một số triệu chứng bệnh mất ngủ thường gặp

  • Khó ngủ vào ban đêm
  • Thức dậy vào ban đêm
  • Thức dậy quá sớm
  • Không cảm thấy thư giãn sau một đêm ngủ
  • Mệt mỏi ban ngày hoặc buồn ngủ
  • Khó chịu, trầm cảm hoặc lo lắng
  • Khó chú ý, tập trung vào các nhiệm vụ hoặc ghi nhớ
  • Tăng lỗi hoặc tai nạn
  • Có những lo lắng liên tục về giấc ngủ.

kho-ngu-mat-ngu

Đối tượng dễ mắc phải bệnh mất ngủ

  • Sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt và trong thời kỳ mãn kinh có thể đóng vai trò lớn dẫn đến bệnh mất ngủ. Trong thời kỳ mãn kinh đổ mồ hôi đêm và bốc hỏa thường làm gián đoạn giấc ngủ, phổ biến với thai kỳ.
  • Những người trên 60 tuổi, có những thay đổi trong giấc ngủ và sức khỏe làm tăng theo tuổi tác.
  • Người bị rối loạn sức khỏe tâm thần hoặc tình trạng sức khỏe thể chất ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần làm gián đoạn giấc ngủ.
  • Căng thẳng tinh thần cũng là nguyên nhân gây ra chứng mất ngủ tạm thời.
  • Thay đổi giờ giấc làm việc thường xuyên làm gián đoạn chu kỳ ngủ nghỉ.

Giải pháp giúp bạn có giấc ngủ ngon

Giảm thiểu ánh sáng và âm thanh là cách giúp bạn ngủ ngon, sâu giấc và thường được áp dụng nhiều nhất. Hai yếu tối môi trường có thể tác động đến cả chất lượng và thời gian của giấc ngủ, bóng tối làm não của bạn tiết ra melatonin gây ra cảm giác buồn ngủ. Vì vậy bạn nên hạn chế tiếp xúc với ánh sáng trước khi đi ngủ, cụ thể như: máy tính, tivi, điện thoại hoặc một số thiết bị khác cũng làm bạn khó đi vào giấc ngủ hơn.

thuc-pham-roi-loan-than-kinh-thuc-pham

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý giúp cho cơ thể dễ dàng ngủ ngon hơn.

Tạo thói quen khi đi ngủ, cũng giống như trẻ em, người lớn cũng nên tạo thói quen giờ giấc một cách khoa học. Việc làm lặp đi lặp lại trước lúc đi ngủ mỗi đêm có thể tạo ra các tín hiệu giúp bộ não và cơ thể thư giãn để chuẩn bị vào giấc ngủ.

Xây dựng thói quen trước khi đi ngủ: Bạn hãy xây dựng một vài thói quen tốt trước khi đi ngủ như tắm nước ấm, đọc sách, nghe nhạc nhẹ nhàng, lựa chọn tập hít thở sâu, yoga hoặc ngồi thiền giúp cho não bộ của chúng ta được thư giãn dễ chìm sâu vào giấc ngủ hơn.

Tập thể dục thường xuyên: Luyện tập thể dục là một trong những cách giúp rèn luyện sức khỏe và phòng ngừa cực kỳ hiệu quả. Khi cơ thể vận động điều độ, khí huyết sẽ được lưu thông, chất lượng giấc ngủ cũng sẽ được nâng cao. Bạn chỉ cần thực hiện các bài tập đơn giản tại nhà như: chạy bộ, đạp xe, erobic, cúi gập người hay vươn vai giãn cơ… mỗi ngày ít nhất 30 phút để có được giấc ngủ ngon và sâu hơn.

Mất ngủ có khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của chúng ta. Để cải thiện một cách an toàn, hiệu quả, bạn nên sử dụng các dưỡng chất có tác dụng chống gốc tự do, nâng cao sức khỏe não bộ để thúc đẩy và khôi phục cơ chế tự nhiên của giấc ngủ.

Nguồn: chualanhbenh.com