Bệnh Rối loạn thần kinh thực vật thường biểu hiện các triệu chứng mơ hồ ở giai đoạn đầu. Vì vậy, dễ chuẩn đoán nhầm lẫn sang các bệnh khác, làm cho quá trình điều trị kéo dài không hiệu quả, đến khi bệnh bộc lộ rõ các triệu chứng điển hình thì tình trạng đã quá nặng, gây khó khăn cho quá trình điều trị. Chính vì điều đó mà nhiều nhà lâm sàng nhận định việc điều trị bệnh rối loạn thần kinh thực vật tuy dễ mà khó, tuy khó mà dễ. Sau đây bài viết sẽ trình bày các phương pháp điều trị bệnh rối loạn thần kinh thực vật.

Nguyên tắc điều trị

Hiện nay, việc điều trị bệnh rối loạn thần kinh thực vật chủ yếu dựa vào nguyên tắc điều trị triệu chứng theo nguyên nhân gây bệnh. Việc điều trị nhằm thiết lập lại sự cân bằng giữa hệ thần kinh giao cảm và hệ thần kinh phó giao cảm, khôi phục chức năng sinh lý của các cơ quan trong cơ thể.

I. Điều trị cụ thể

Quá trình điều trị bệnh Rối loạn thần kinh thực vật bao gồm:

1. Điều trị cơ bản

Mục tiêu của việc điều trị này giúp kiểm soát tình trạng bệnh lý và các vấn đề làm tổn thương dây thần kinh. Nếu người bệnh đang có các vấn đề về bệnh toàn thân như tiểu đường thì cần kiểm soát chặt chẽ đường huyết nhằm giúp ngăn chặn diễn tiến nặng hơn của bệnh. Quá trình điều trị thường diễn ra trong một khoảng thời gian dài, người bệnh cần phải có sự kiên trì và hợp tác khi điều trị.

2. Điều trị nội khoa

Bệnh rối loạn thần kinh thực vật chủ yếu được điều trị bằng phương pháp nội khoa, thông qua việc điều trị triệu chứng theo hệ cơ quan:

  • Triệu chứng tim mạch

+ Chủ yếu sử dụng thuốc làm tăng huyết áp về trạng thái ổn định, giảm triệu chứng uể oải, choáng váng khi thay đổi tư thế đột ngột.

+ Thuốc điều chỉnh nhịp tim: sử dụng thuốc chẹn beta có hiệu quả cao.

+ Ngoài ra, người bệnh cần bổ sung chế độ ăn nhiều muối, nhiều nước hơn người bình thường. Tuy nhiên, nên sử dụng lượng vừa phải trong khoảng thời gian vừa đủ, tránh sử dụng quá mức làm phản tác dụng.

  • Triệu chứng tiêu hóa

Bác sĩ chủ yếu sử dụng thuốc hỗ trợ dạ dày giúp tiêu hóa, hấp thu thức ăn nhanh, giảm hiện tượng táo bón. Trường hợp bệnh nhân bị tiêu chảy, có thể sử dụng men vi sinh hỗ trợ nhằm ngăn sự phát triển quá mức của vi khuẩn trong đường ruột, giảm tình trạng tiêu chảy. Tuy nhiên, các thuốc điều trị triệu chứng đường tiêu hóa thường gây tác dụng phụ như uể oải, khô miệng hay mệt mỏi. Vì vậy, cần thận trọng khi sử dụng. Lưu ý, phải kết hợp chế độ ăn thích hợp, tăng cường nhiều chất xơ, chất khoáng và nước.

  • Triệu chứng tiết niệu

Thông thường bác sĩ sử dụng các thuốc điều trị nhằm làm giảm hoạt động quá mức của bàng quang, giúp hạn chế tình trạng tiểu không tự chủ, tiểu lắt nhắt. Thuốc hỗ trợ điều trị tiểu gắt buốt giúp người bệnh dễ chịu, thoải mái hơn, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu. Ngoài ra, người bệnh phải tập uống nước nhiều, ngày uống 2-3 lít nước để tăng dung tích bàng quang và tống các vi khuẩn, chất dơ ra bên ngoài.

  • Triệu chứng hệ bài tiết

Đối với người bệnh có triệu chứng đổ mồ hôi nhiều, bác sĩ sẽ đề nghị cho thuốc giảm tiết mồ hôi. Tuy nhiên, thuốc này lại có tác dụng phụ gây khô miệng và bí tiểu, do đó người bệnh cần lưu ý khi sử dụng, khi các tác dụng phụ trở nên nặng hơn phải báo ngay với bác sĩ điều trị để có sự điều chỉnh kịp thời.

Việc điều trị bệnh rối loạn thần kinh thực vật còn sử dụng thêm các loại thuốc hỗ trợ khác như: thuốc canxi, vitamin nhóm B (đặc biệt là vitamin B6), thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc chữa rối loạn lo âu. Tuy nhiên, hầu hết các loại thuốc điều có tác dụng phụ kèm theo khi sử dụng trong khoảng thời gian dài. Vì vậy, người bệnh cần phải kết hợp chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt và làm việc hợp lý.

II. Điều trị ngoại khoa

Khi việc điều trị nội khoa không đạt hiệu quả mong muốn, điều trị ngoại khoa được bác sĩ cân nhắc và thực hiện. Việc điều trị ngoại khoa được thực hiện như sau:

  • Trường hợp bệnh nhân có triệu chứng tiết mồ hôi quá nhiều, mất kiểm soát, can thiệp đốt hoặc cắt các hạch giao cảm ở tay, tuy nhiên điều này sẽ ảnh hưởng đến việc cầm nắm, lao động của người bệnh sau này.
  • Các triệu chứng khác nếu diễn tiến nặng hơn, bác sĩ điều trị sẽ cân nhắc can thiệp ngoại khoa kịp thời, hợp lý, hiệu quả.

Ngoài ra, có thể kết hợp phương pháp đông tây y trong quá trình điều trị bệnh rối loạn thần kinh thực vật. Sự kết hợp này sẽ tăng hiệu quả và rút ngắn thời gian điều trị cho người bệnh. Hiện nay, có rất nhiều cơ sở khám bệnh đông tây y nhận khám và điều trị bệnh rối loạn thần kinh thực vật, trong đó tiêu biểu là nhà thuốc nam gia truyền Lợi Phúc Đường. Với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, cùng đội ngũ y sĩ, bác sĩ chuyên khoa có trình độ cao, Lợi Phúc Đường tự tin là địa chỉ khám bệnh chữa bệnh uy tín, an toàn, hiệu quả cho người bệnh.