Ở trẻ em thường có hiện tượng trớ sau khi ăn. Những lần trớ nho nhỏ đó là một dạng trào ngược nhưng là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, sự trớ và nôn thường xuyên cùng với những triệu chứng khó chịu hoặc ít lên cân thì cần phải quan tâm như là bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ. Lúc này trẻ xuất hiện tình trạng dịch dạ dày và thức ăn chuyển động dọc theo ống thực quản, hoặc đôi khi trào ra miệng và hiện tượng này diễn ra thường xuyên.
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là hội chứng xuất hiện rất phổ biến ở bất cứ đối tượng nào mà không cần phân biệt giới tính hay độ tuổi, chính vì vậy mà trẻ sơ sinh cũng là một đối tượng dễ nhiễm chứng bệnh này. Tìm hiểu tất cả những vấn đề về hội chứng này ở trẻ sẽ giúp cha mẹ có những biện pháp chữa bệnh trào ngược dạ dày và chăm sóc để giúp trẻ phát triển toàn diện hơn.
Nguyên nhân gây bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ
Trên thực tế có thể là có nhiều nguyên nhân dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản xuất hiện ở trẻ sơ sinh, tuy nhiên cơ bản thường thấy nhất chỉ có 2 yếu tố đó là:
Do hệ tiêu hóa và dạ dày của trẻ sơ sinh cấu tạo chưa hoàn thiện
Ở trẻ sơ sinh, lúc này dạ dày của trẻ vẫn còn nằm ngang, và so với dạ dày của người lớn thì có phần cao hơn vì vậy mà thức ăn đi vào dạ dày nó chưa được ổn định, rất dễ bị trào ra ngoài và đi ngược lên trên. Đó chính là nguyên nhân cơ bản khiến cho trẻ sơ sinh mắc phải chứng trào ngược dạ dày thực quản.
Do các bà mẹ thường cho trẻ bú sai tư thế
Chúng ta đều tưởng chừng việc cho trẻ sơ sinh bú thế nào cũng được miễn sao trẻ no bụng là được. Tuy nhiên điều đó không hoàn toàn đúng, bởi việc trẻ bú sai tư thế có thể là nguy cơ dẫn đến trẻ gặp phải nhiều hệ lụy đáng tiếc mà một trong số đó chính là chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Thông thường nhiều bà mẹ thường cho trẻ bú bất cứ thời điểm nào trẻ đói, kể cả ban đêm và khi nằm mà không biết rằng đây chính là tư thế rất dễ làm trẻ nôn trớ sữa ra ngoài.
Triệu chứng của trẻ mắc bệnh trào ngược dạ dày
Nôn mửa thường xuyên.
Ho hoặc thở khò khè thường xuyên.
Từ chối ăn, biểu hiện khó nuốt.
Biểu hiện đau bụng sau khi ăn.
Có mùi của dịch chua trong miệng của trẻ, đặc biệt là vào buổi sáng.
Ngoài ra, một số triệu chứng khác mà đôi khi các nhà chuyên môn cho rằng là triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản:
Quấy khóc thường xuyên ở trẻ.
Tăng trưởng kém.
Có vấn đề về đường thở hoặc thở khò khè.
Vị viêm đường hô hấp và hay bị tái phát.
Cách chăm sóc và điều trị cho trẻ bị bệnh trào ngược dạ dày
Có thể khẳng định rằng, trào ngược dạ dày thực quản là một hiện tượng phổ biến mà gần như trẻ sơ sinh nào cũng có thể gặp phải. Tuy nhiên, nó chỉ thường diễn ra trong một khoảng thời gian khi mà hệ tiêu hóa của trẻ còn chưa phát triển hoàn thiện.
Để có thể hạn chế được những biểu hiện khó chịu ở bệnh của trẻ, các bậc cha mẹ chỉ cần có một chế độ chăm sóc đúng cách, hợp lý là sẽ có thể nhanh chóng đẩy lùi được tình trạng này của trẻ.
Cụ thể, với trẻ còn ăn bú mẹ thì chỉ cần thay đổi tư thế cho trẻ bú là được. Còn trường hợp nếu trẻ ăn sữa công thức thì cũng chỉ cần cho trẻ bú bình đúng cách để trẻ nuốt sữa được đều, tránh sặc sữa.
Nếu trẻ bú mẹ: Cần bế trẻ đúng tư thế khi cho bú và điều chỉnh cho trẻ ngậm vú đúng cách để trẻ bú hiệu quả, tránh bị nuốt phải hơi nhiều khi bú.
Mỗi khi trẻ ăn sữa xong không được cho trẻ nằm ngay, không được rung lắc trẻ… để trẻ hạn chế được khả năng nôn trớ. Trường hợp khi đặt trẻ cũng cần chú ý kê cao đầu cho trẻ.
Việc sử dụng trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản cho trẻ sơ sinh là điều nên đặc biệt hạn chế, bởi với cơ địa của trẻ việc sử dụng các loại thuốc là điều tối kỵ. Do đó, các bậc cha mẹ nên có chế độ chăm sóc tốt nhất để trẻ có sức đề kháng tốt nhất, tự kháng lại được với các khả năng gây bệnh.
Nguồn: https://chualanhbenh.com