Bệnh cường giao cảm tưởng chừng là bệnh khó có thể xảy ra đối với con người, tuy nhiên những triệu chứng xuất hiện thường xuyên lại làm cho người bệnh cảm thấy: mệt mỏi, đau đầu, nặng đầu, tim đập nhanh, căng thẳng, tức ngực khó thở, mất ngủ, lo âu… Vậy nếu không điều trị kịp thời bệnh cường giao cảm sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm gì? Bài viết dưới đây của Nhà thuốc Lợi Phúc Đường sẽ cung cấp cho bạn đọc biết thêm về căn bệnh này nhé!

Cường giao cảm là bệnh gì?

Theo một số nghiên cứu cho biết, hệ thần kinh thực vật là một phần thuộc hệ thần kinh ngoại biên với hệ thống này có vai trò điều khiến hệ thống điều hòa sự sống của cơ thể mà không phụ thuộc vào sự chỉ huy của bộ não. Bởi hệ thần kinh thực vật làm việc ngay cả trong khi bạn ngủ hay bất tỉnh.

Do đó, hệ thần kinh giao cảm cùng với phó giao cảm là 2 phần thuộc hệ thần kinh thực vật, ở trạng thái bình thường hệ giao cảm và phó giao cảm cân bằng hỗ trợ nhau như sau:

  • Hệ giao cảm giữ vai trò cảnh báo chúng ta thoát khỏi nguy hiểm.
  • Còn hệ phó giao cảm sẽ điều khiển hệ thống tiêu hóa và điều khiển việc đào thải các chất cận bã, tái cấu trúc cơ thể.

Cường giao cảm là tình trạng hệ thần kinh giao cảm hoạt động mạnh chiếm ưu thế hơn so với hệ phó giao cảm. Việc này dẫn tới các hiện tượng như: Huyết áp tăng, máu được đổ dồn tới các cơ quan vận động như tay chân, tâm lý bị kích thích dẫn tới trạng thái căng thẳng, stress, lo âu, bồn chồn, đứng ngồi không yên, tức ngực khó thở…

bien-chung-cuong-giao-cam

Bệnh cường giao cảm có chức năng quản lý, chi phối điều hòa sự sống của cơ thể

Bệnh cường giao cảm gây ra biến chứng nguy hiểm gì?

Cường giao cảm là chứng bệnh lành tính không đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, cường giao cảm diễn ra trong thời gian dài không được điều trị kịp thời đúng mức sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và gây ra nhiều hệ lụy về sức hỏe tinh thần dẫn đến suy kiệt về thể chất.

Tim đập nhanh

Đây là dấu hiệu thường xuyên thấy ở những người bị bệnh cường giao cảm (rối loạn thần kinh thực vật) và dễ nhận biết nhất. Người bệnh thường xuyên cảm thấy nhịp tim của mình nhanh hơn bình thường với cường độ từ thấp đến cao, cảm giác như tim sắp nhảy ra khỏi lồng ngực kể cả khi làm việc hay nghỉ ngơi. Cơ thể lúc nào cũng trong tình trạng hồi hộp, đánh trống ngực liên tục gây cảm giác lo lắng, hoảng hốt hay sợ hãi cho người bệnh.

Tức ngực, khó thở

Dấu hiệu khó thở cũng thường xuyên xuất hiện, tuy nhiên nhiều người thường chủ quan nghỉ do mệt mỏi, thời tiết thay đổi, nghẹt mũi, ốm, cảm cúm,…gây ra. Triệu chứng này xuất hiện nhiều khi người bệnh đến nơi đông đúc, tập trung nhiều người, sinh sống nơi chật hẹp, phòng ốc bí hẹp hay khi làm việc, vận động. Lúc này người bệnh cảm thấy khó thở hụt hơi, phải rướn người lên để lấy hơi mới cảm thấy dễ thở hoặc phải hít thở thật sâu mới dễ chịu. Đôi khi trong luồng thở người bệnh còn xuất hiện những tiếng khò khè, tiếng thở rít, cảm giác thở nghẹn, thở khan, rát họng.

Triệu chứng tức ngực này thường hay nhầm với các bệnh lý về tim mạch nên thường bị bỏ qua, vì đây cũng là dấu hiệu của bệnh cường giao cảm. Người bệnh thường cảm thấy những cơn đau tức ngực đột ngột, cảm giác đau, nóng và rát ở vùng lồng ngực, đôi khi đau nhói hoặc thậm chí đau thắt vùng ngực. Triệu chứng này thường xuất hiện đột ngột khiến người bệnh cảm thấy khó thở, nghẹt thở ở lồng ngực. Tuy nhiên, triệu chứng này đôi khi còn tiềm ẩn những dấu hiệu về bệnh lý tim mạch nguy hiểm, một số trường hợp tử vong do đột quỵ tim với triệu chứng này. Vì thế, người bệnh không nên chủ quan khi cơ thể xuất hiện dấu hiệu này.

Cường giao cảm gây hạn chế giao tiếp trước đám đông

Bệnh cường giao cảm gây ra cho người bệnh không ít khó khăn, những người mắc phải bệnh này thường cảm thấy tim đập rất nhanh, chân tay run rẩy khi tranh cãi hay phải đứng nói trước đông người không đủ bình tĩnh. Với các triệu chứng mất tự tin, tim đập thình thịch mất kiểm soát, nóng mặt, chân tay run rẩy mất kiểm soát… Đây là một trong những biểu hiện thường gặp của tình trạng cường giao cảm của hệ thống thần kinh thực vật, nếu như tình trạng này xuất hiện tiếp diễn nhiều lần và trong một thời gian dài sẽ làm cho người bệnh rất dễ bị cao huyết áp và có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

Việc điều trị tình trạng này không hề đơn giản, vì ngoài các yếu tố thần kinh người bệnh còn chịu sự chi phối của cả yếu tố di truyền và thể chất. Để phòng ngừa và giúp bệnh tình thuyên giảm bệnh nhân nên tập thể dục thường xuyên như các bộ môn: ngồi thiền, yoga, đi bộ, hít thở sâu… Tránh sử dụng các loại thức ăn và đồ uống có chất kích thích như: thuốc lá, rượu, cà phê, đồ ăn đồ uống cay nóng.

cuong-giao-cam-ngai-giao-tiep

Biểu hiện thường thấy của bệnh cường giao cảm ngại giao tiếp trước đám đông.

Mất ngủ

Mất ngủ là dấu hiệu của nhiều loại bệnh lý, đôi khi mất ngủ chỉ do môi trường, nhiệt độ, thời tiết, căng thẳng stress gây ra, nhưng cũng là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó có rối loạn thần kinh thực vật. Mất ngủ là tình trạng người bệnh cảm thấy khó đi vào giấc ngủ, ngủ không ngon, ngủ không sâu giấc, tỉnh dậy quá sớm, ngủ nửa tỉnh nửa mơ giống như giả đò, thức dậy cảm thấy cơ thể mệt mỏi, uể oải, lờ đờ, thiếu sức sống.

Nguyên nhân dẫn đến mất ngủ có thể kể đến như: môi trường sống, căng thẳng, stress, thiếu máu lên não, lối sống, thói quen sinh hoạt xấu, viêm xoang, rối loạn thần kinh thực vật, di chứng chấn thương…

Các triệu chứng cường giao cảm xuất hiện không theo quy luật, không báo trước, không phụ thuộc vào tác động của ngoại cảnh. Bởi vậy mà bệnh nhân cường giao cảm có thể đột nhiên giật mình tỉnh giấc giữa đêm, sợ hãi, thở gấp, mệt mỏi… Tình trạng này diễn ra thường xuyên làm người bệnh tin rằng do các yếu tố tâm linh gây ra chứ không phải do bệnh nên càng khó nhận biết để điều trị.

=>>> Xem thêm phương pháp điều trị cường giao cảm

Bệnh cường giao cảm xuất hiện nhiều triệu chứng cùng một lúc làm cho người bệnh dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác, tuy không gây trực tiếp đến tình mạng nên người bệnh thường chủ quan lại khiến tâm lý người bệnh thay đổi nên không được mọi người xung quanh quan tâm đúng mức lại khiến cho người bệnh càng thêm lo lắng. Để điều trị chứng cường giao cảm hiệu quả cần sự phối hợp chặt chẽ giữa bác si và bệnh nhân, gia đình.

=>>> Liên hệ Hotline:  0977 890 845 để được tư vấn miễn phí!

Nguồn: chualanhbenh.com