Bà bầu bị đau thượng vị là một trong những tình trạng xuất hiện rất phổ biến trong khoảng thời gian thai nghén khiến mẹ bầu khó chịu, mệt mỏi. Một trong những nguyên nhân dẫn đến những hiện tượng này là gì? Bà bầu đau thượng vị có sao không? Bài viết dưới đây của Nhà thuốc Đông Y gia truyền Lợi Phúc Đường sẽ giúp bạn giải đáp hết thắc mắc. 

Nguyên nhân khiến bà bầu đau thượng vị là gì?

Đau vùng thượng vị khi mang thai là tình trạng xuất hiện những cơn đau ở phần trên của bệnh và được giới hạn xương sườn, tình trạng này diễn ra tương đối phổ biến nhưng đôi khi có thể là dấu hiệu quả một số nguyên nhân cần điều trị y tế. Có rất nhiều nguyên nhân gây đau thượng vị khi mang thai như:

1. Tác động áp lực từ tử cung đang phát triển

Trong khoảng 3 tháng đầu của thai kỳ, đau thượng vị có thể là dấu hiệu sớm khi mang thai, điều này không có gì bất thường khi phụ ữn trải qua các cơn co thắt không đều hoặc đau bụng, đầy hơi, táo bón kéo dài. Trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ tử cung bắt đầu phát triển và tăng kích thước giúp thai nhi phát triển lớn lên làm cho cổ tử cung mở rộng và chiếm phần lớn không gian bên trong ổ bụng điều này có thể chèn ép lên vùng thượng vị và các khu vực lân cận dẫn đến đau thượng vị hoặc khó chịu ở bụng.

dau-thuong-vi-khi-mang-thai

Đau thượng vị khi mang thai là tình trạng xuất hiện những cơn đau ở phần trên được giới hạn xương sườn

2. Do tác dụng Progesterone

Progesterone là hormone phát triển tăng đột biến trong thai kỳ điều này có thể cản trở chuyển động ruột bình thường và khiến bà bầu đau thượng vị. Trong thời gian thai kỳ Estrogen và Progesterone đều tăng cao đột ngột khiến nhu động ruột thay đổi và làm chậm quá trình di chuyển của thức ăn gây ra tình trạng táo bón.

Táo bón, đầy hơi có thể khiến thai phụ cảm thấy khó chịu hoặc đau ở thượng vị và ổ bụng, nguyên nhân dẫn đến là do chế độ ăn uống giàu chất xơ, uống nhiều nước và ngưng bổ sung sắt để giảm đau và cải thiện triệu chứng. Tuy nhiên nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng bà bầu nên đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

3. Do trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là một trong những nguyên nhân phổ biến có thể gây đau vùng thượng vị khi mang thai, diễn ra tình trạng này tương đối phổ biến và có thể gây ảnh hưởng rất nhiều đến phụ nữ mang thai. Khi tử cung phát triển tạo áp lực lên dạ dày sẽ làm cho thực quản và khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.

4. Tiền sản giật

Tiền sản giật là một trong những nguyên nhân xuất hiện phổ biến gây ra đau thượng vị khi mang thai, đặc biệt sau tuần thứ 20, triệu chứng phổ biến nhất là tăng huyết áp. Tình trạng này không nghiêm trọng, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé, tuy nhiên để giảm tình trạng xuất hiện, các bác sĩ có thehre khuyến kích bà bầu uống nhiều nước, nghỉ ngơi nhiều và tránh các loại thức ăn mặn và sử dụng thuốc chống tăng huyết áp.

Tuy nhiên các trường hợp xảy ra nghiêm trọng có thể gây ra tình trạng đau thượng vị, đau đầu, chóng mặt, đau bụng trên bên phải và nôn mửa, đôi khi gây co giật. Chính vì vậy biến chứng tiền sản giật có thể dẫn đến tử vong nếu không được can thiệp đúng lúc.

5. Co thắt chuyển dạ

Đau thượng vị khi mang thai tháng cuối có thể là một trong những dấu hiệu của các cơn co thắt chuyển dạ, các cơn co thắt chuyển dạ thường bắt đầu ở phía trên tử cung thuộc vùng thượng vi gây ra cảm giác thắt chặt dữ dội và gây đau đớn ngày càng nghiêm trọng.

trao-nguoc-da-day-o-phu-nu-co-thai

Bà bầu đau thượng vị có nguy hiểm không?

Đau thượng vị trong quá trình mang thai nếu hầu hết do các bệnh lý về dạ dày, tiêu hóa hay do cơ địa tự nhiên sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên đau vùng thượng vị sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt cũng như tâm trạng của thai phụ bởi khi bị đau thượng vị ngoài tình trạng đau nhức thông thường còn phải đối diện với các biểu hiện như:

  • Nóng rát vùng thượng vị
  • Có cảm giác buồn nôn hoặc nôn
  • Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng đặc biệt là những lúc vừa ăn no
  • Đau đầu. mệt mỏi, cơ thể suy nhược
  • Thường xuyên mất ngủ,…

Ngoài ra còn một số trường hợp đặc biệt đau thượng vị còn là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý vô cùng nghiêm trọng như: bệnh lý gan thận, tim mạch, túi mật nếu để lâu sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, cách tốt nhất bạn nên chú ý tới những thay đổi nhỏ trong sức khỏe của mình, luôn tìm hiểu những thông tin về bệnh lý thường gặp trong thai kỳ để có những biện pháp kiểm soát tốt nhất.

Bà bầu bị đau thượng vị có tự hết không? Nếu đau thượng vị do sự thay đổi trong cấu trúc tự nhiên của cơ thể thì chúng có thể tự hết. Sau khoảng 3 tháng đầu, khi cơ thể người mẹ quen dần với việc có thai nhi đang hình thành và phát triển với những khó chịu ở vùng dạ dày, thượng vị gần như không còn nữa.

Tuy nhiên, nếu đau thượng vị do một bệnh lý nào đó gây ra thì sẽ không có khả năng tự hết được, nếu người bệnh không thăm khám và điều trị sớm thì bệnh sẽ tiến triển nặng hơn và gây ra các ảnh hưởng về sau như:

  • Mẹ bầu nhẹ cân, cơ thể suy nhược và yếu ớt
  • Bé sinh ra bị thiếu cân, ốm yếu, hệ miễn dịch kém
  • Hình thành những vết loét niêm mạc dạ dày, thực quản có thể gây thủng dạ dày.

Chính vì vậy, cách tốt nhất để kiểm soát đau thượng vị và giúp bảo vệ sức khỏe của mẹ bầu thật tốt bạn nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín, nổi tiếng và kiên trì điều trị và kiêng khem thì bạn sẽ đẩy lùi được nguy cơ tái phát bệnh.

dau-thuong-vi-dau-hieu-dau-da-day

Cách chữa đau thượng vị cho phụ nữa mang thai hiệu quả, đơn giản tại nhà!

Theo một số thống kê cho biết, hầu hết tình trạng đau thượng vị ở phụ nữ mang thai đều bắt nguồn từ thói quen ăn uống và sinh hoạt kém khoa học cũng như tiền sử bệnh dạ dày gây nên. Do đó, để cải thiện đau thượng vị bà bầu cần tập trung điều trị sớm. Việc sử dụng thuốc Tây điều trị đau thượng vị trong quá trình mang thai thực sự là không nên, bởi vậy việc áp dụng một số biện pháp cải thiện và mẹo dân gian điều trị như sau:

  • Thay đổi chế độ và thói quen ăn uống: Một chế độ ăn dinh dưỡng, khoa học và đủ chất sẽ giúp mẹ bầu trở nên khỏe mạnh hơn và kiểm soát được quá trình làm việc của dạ dày. Đồng thời còn giảm tiết acid dịch vị dư thừa từ đó giúp giảm đau thượng vị.
  • Thay đổi thói quen sinh hoạt khoa học: Bên cạnh thay đổi chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng gây ảnh hưởng rất lớn đến chứng đau thượng vị. Việc thay đổi thói quen trong cuộc sống hàng ngày dù là nhỏ nhất cũng sẽ giúp mẹ bầu kiểm soát được đau vùng thượng vị.
  • Chữa đau thượng vị bằng thảo dược tự nhiên: Sẽ giúp kiểm soát tốt acid dịch vị, chống buồn nôn hoặc nôn thúc đẩy quá trình tiêu hóa diễn ra một cách trội chảy. Từ đó, giúp giảm nóng rát và đau tức, khó chịu vùng thượng vị như: Kết hợp bột nghệ và mật ong, uống trà gừng ấm, uống nước nha đam,…

Chứng đau thượng vị khi mang thai ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sức khỏe của mẹ và thai nhi, chính vì vậy để cải thiện tình trạng này người bệnh nên có chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, hợp lý giúp cho bệnh tình thuyên giảm nhanh chóng. Bởi khi mang thai bà bầu nên có thực đơn ăn uống lành mạnh, thường xuyên luyện tập thể dục dành riêng cho mẹ bầu kiểm soát tốt bệnh tật. Bài viết trên đây của Nhà Thuốc Lợi Phúc Đường hy vọng đã giải đáp được một số thắc mắc của bạn đọc./.

Nguồn: chualanhbenh.com