Theo Y học cổ truyền cho biết, xuyên tâm liên có vị đắng, tính hàn với tác dụng tiêu thủng chỉ thống, hoạt huyết thanh nhiệt giải độc, trừ thấp. Chủ trị viêm âm đạo, viêm nhiễm đường ruột, khí hư, mụn nhọt, sưng viêm amidan, đau bụng kinh, viêm nhiễm đường hô hấp do vi khuẩn, vi rút.. Vậy xuyên tâm liên có công dụng và cách điều trị bệnh gì?

Xuyên Tâm Liên là cây gì?

Xuyên tâm liên có tên khoa học là Andrographis paniculata thuộc họ O-indien-Acanthaceae. Đây là cây thuộc dạng thân nhỏ mọc đứng chiều cao rơi vào khoảng dưới 1m, mọc dạng bụi khá nhiều phân nhanh lá mọc đối xứng thuôn dài, gân tỏa ra từ cuống lá.

  • Tên thường gọi: Xuyên tâm liên
  • Tên gọi khác là: Cây công cộng, nguyên cộng có vị đắng, hùng bút, lam khái liên, khô đảm thảo, nhất kiến kỷ…
  • Tên nước ngoài: Andrographis
  • Tên khoa học: Andrographis paniculata
  • Xuyên tâm liên là cây nhỏ, sống hàng năm cao 0,4 – 1m với thân vuông, mọc thẳng đứng, phân nhiều cành nhẵn, lá mọc đối có cuống ngắn, hình mác dài 3 – 10 cm, rộng 1 – 2 cm, gốc thuân đầu nhọn dài, hai mặt nhẵn mặt trên màu lục sẫm đen. Cụm hoa mọc ở kẽ lá và đầu cành chùm thưa, hoa màu trắng điểm những đốm hồng tím, đài có 5 răng nhỏ đều có lông, tràng hợp ở phần dưới thành ống hẹp, hình trụ có lông phần trên loe ra chia 2 môi, môi trên hẹp dài, môi dưới xẻ 3 thùy rộng, nhị 2 đính ở họng tràng bầu 2 ô.

xuyen-tam-lien-cong-dung-va-cach-dieu-tri-benh (1)

Xuyên tâm liên có vị đắng tính hàn tác dụng tiêu thủng chỉ thống, kháng viêm

Xuyên tâm liên trồng ở đâu? 

Cây này là bản địa của khu vực Ấn Độ và Sri Lanka được di thực và trồng phổ biến ở Nam Á, Đông Nam Á, miền nam Trung Quốc nơi mà nó được dùng để trị một số bệnh viêm nhiễm được dùng trước khi có thuốc kháng sinh. Dùng chủ yếu lá và rễ của nó để làm thuốc, xuyên tâm liên được trồng tại khu vực Caribe, Trung Mỹ, Australia và Châu Phi. Ở Việt Nam xuyên tâm liên được trồng trong toàn khu vực, vào những năm 80 cây được trồng ở nhiều địa phương ở miền Bắc Việt Nam.

Xuyên Tâm Liên có tác dụng gì?

Theo một số ghi chép cổ cho biết, xuyên tâm liên có tác dụng thanh nhiệt thải độc giúp điều trị các bệnh về hô hấp, viêm dạ dày, viêm da, đườn tiết niệu, viêm họng, kháng khuẩn, trị xương khớp và rắn cắn. Ngoài ra, dựa vào kinh nghiệm dân gian cây xuyên tâm liên thường dùng làm thuốc bổ cho phụ nữ sau sinh, bế kinh nguyệt. Đồng thời, chúng còn được dùng chữa các bệnh viêm nhiễm do virus, vi khuẩn gây ra như: Hiện nay xuyên tâm liên điều trị covid.

Theo Y học hiện đại đã công bố tác dụng có lợi của cây xuyên tâm liên đối với sức khỏe giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh cảm cúm, mệt mỏi, sổ mũi, sốt, đau cổ họng và nhức đầu. Một số nghiên cứu của Thụy Điển cho biết, tác dụng trị liệu tốt đối với các bệnh nhân nhiễm khuẩn đường hô hấp bởi do vi khuẩn, virus gây ra. Bởi các hoạt chất chiết xuất từ vị thảo dược này có tính kháng khuẩn, chống viêm giúp giảm nhanh các triệu chứng do bệnh cảm cúm, viêm màng não, cúm gà và sốt xuất huyết gây ra.

Công dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể

Xuyên tâm liên có tác dụng hỗ trợ thanh nhiệt cơ thể, giải độc và mát gan. Dùng khoảng 30g cây xuyên tâm liên đem phơi khô rửa sạch, có thể sao vàng hạ thổ đem đun loãng với nước để dùng uống hàng ngày.

Xuyen-Tam-Lien-cong-dung-cach-dieu-tri

Điều trị viêm nhiễm ngoài da, mụn nhọt

Trong thành phần xuyên tâm liên có chứa các hợp chất kháng khuẩn, chống viêm nên cực kỳ hiệu quả trong việc điều trị viêm nhiễm ngoài da, mụn nhọt, mụn dậy thì, mụn trứng cá, mụn sưng viêm… Có thể sử dụng đắp vết mụn hoặc bào chế dạng viên các loại thảo dược bao gồm: Cam thảo, nhân trần, huyền sâm, xuyên tâm liên, ngưu bàng tử, tri mẫu, hoàng cầm, hoàng bá, sài hồ… vo viên bằng hồ giấm hoặc mật ong ngày dùng từ khoảng 2 viên để cải thiện tình trạng sớm nhất.

Chữa viêm phổi, viêm phế quản, viêm xoang mãn tính, ho

  • Hỗ trợ điều trị viêm phế quản: Sử dụng 15g xuyên tâm liên nấu nước uống cùng với thảo dược 10g Kim Ngân Hoa, 10g củ bách bộ, 10g củ mạch môn khô. Tất cả được đun cùng 1 lít nước chia làm 3 lần uống trong ngày.
  • Chữa ho gà, ho khan, ho mãn tính: Sử dụng 1 nắm lá xuyên tâm liên đem hãm với nước sôi khoảng 15 phút sau đó có thể pha với ít mật ong để dễ uống và làm ấm thanh quản. Dùng nước thuốc uống mỗi ngày 3 lần.

Chữa viêm nhiễm đường tiêu hóa, kiết lỵ

Dùng một nắm lá xuyên tâm liên đem hãm nước uống hoặc đun loãng với 1 lít nước để uống trong ngày giúp chữa viêm nhiễm đường tiêu hóa, kiết lỵ.

Trị rắn độc cắn

Khi bị rắn độc cắn điều đầu tiên nên cầm làm là tránh cho chất độc lây lan vào các bộ phận quan trọng và chống viêm vết căn. Bởi lá cây xuyên tâm liên có tính kháng khuẩn chống viêm cực tốt nên có thể dùng lá cây xuyên tâm liên tục giã nát, đắp lên vết rắn cắn kết hợp cùng đun nước lá và cây xuyên tâm uống đều 3 lần trên ngày để trị chứng tiêu viêm, kháng khuẩn.

xuyen-tam-lien-cong-dung-1

Xuyên tâm liên có công dụng điều trị vô cùng tuyệt vời

Chữa viêm họng, amidan

Sử dụng 15g xuyên tâm liên, 5g huyền sâm, 5g mạch môn, 5g vỏ quýt, 5 g cam thảo tất cả đều được đem rửa sạch để ráo nấu với 1 lít nước còn lại 2/3 chia làm 3 lần uống trong ngày giúp hỗ trợ điều trị viêm họng mãn tính, amidan, viêm họng mãn tính.

Trị chứng tiểu buốt, tiểu vàng, tiểu dắt

Xuyên tâm liên có tác dụng chữa trị chứng tiểu buốt, tiểu vàng, tiểu dắt dùng khoảng 1 nắm lá xuyên tâm liên đem hãm với nước sôi uống. Bạn có thể thêm mật ong dùng chung với nước xuyên tâm liên.

Trị bệnh thủy đậu

Thủy đậu là bệnh xuất hiện ngoài da không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng đến tâm lý người bị bệnh và vẻ bề ngoài. Dùng lá xuyên tâm liên rửa sạch giã nát cùng chút muối trắng, vắt lấy nước hoặc dùng cả bã đắp lên các vết nốt thủy đậu ngày 1 đến 2 lần, các mụn nước sẽ xẹp và tiêu nhanh chóng.

Công dụng của Xuyên tâm liên điều trị bệnh Covid? 

Thông qua một số nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam cho thấy hoạt chất chiết xuất từ xuyên tâm liên như: andrographolide có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, hạ sốt, an thần, giúp ức chế sự phát triển của các tế bào khối u, bảo vệ gan mật, ức chế kết tập tiểu cầu, chống huyết khối, chống nọc rắn và cải thiện chức năng miễn dịch.

Trong xuyên tâm liên chứa một dẫn chất của andrographolide tan trong nước, đây là sản phẩm cộng với Na bisulflt được dùng làm thuốc hạ sốt. Xuyên tâm liên có các tác nhân kích thích miễn dịch và đề kháng virus tự nhiên, hoạt động để khôi phục sự cân bằng miễn dịch, có thể an toàn để sử dụng cả nước và trong khi nhiễm virus Covid – 19.

xuyen_tam_lien-cong-dung

Xuyên tâm liên có các tác nhân kích thích miễn dịch và đề kháng virus tự nhiên giúp hỗ trợ điều trị bệnh Covid

Đối với những bệnh nhân mắc Covid 19 có hệ thống miễn dịch suy yếu bởi hệ thống miễn dịch đã bị tổn thương. Trong những trường hợp này, điều quan trọng là phải nâng cao khả năng miễn dịch của các đối tượng để giảm thiểu khả năng lây nhiễm virus giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, ức chế enzym protease.

Lưu ý: Với những tác dụng tuyệt vời mà thuốc xuyên tâm liên mang lại là thế, thuốc còn gây ra các tác dụng phụ như: đau dạ dày, buồn nôn hoặc nôn mửa, vô sinh, hạ huyết áp nếu như người bệnh lạm dụng và không tuân theo sự chỉ dẫn đúng của thầy thuốc.

Một số lưu ý khi sử dụng Xuyên Tâm Liên

  • Khi mới sử dụng xuyên tâm liên người bệnh có thể bị các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, đầy bụng, khó chịu, cồn cào nếu gặp phải các triệu chứng trên cần ngưng sử dụng và hỏi ý kiến thầy thuốc. 
  • Không nên tự ý sử dụng xuyên tâm liên, bởi vì có ghi nhận trường hợp bệnh nhân tự chữa trị bị vô sinh do sử dụng không đúng cách, kết hợp sai loại thảo dược nhất là đối với các trường hợp bị máu đông, huyết áp thấp… 
  • Phụ nữ mang thai, đang cho con bú không nên sử dụng.
  • Đối với những bệnh nhân bị viêm loét dạ dày, tá tràng không nên dùng xuyên tâm liên. 
  • Không dùng xuyên tâm liên nếu có bệnh nhân cao huyết áp, tỳ vị hư hàn, dạ dày và lách yếu lạnh, đầy hơi, tiêu chảy, bụng râm ran, khó tiêu, máu khó đông, chấn thương chảy máu, mới phẫu thuật đặc biệt là hiếm muộn, vô sinh.
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp ích cho bạn đọc biết thêm về những thông tin về cây xuyên tâm liên công dụng, cách dùng và liều lượng sử dụng. Đây là cây có tác dụng chữa bệnh nhưng để dự phòng tác dụng phụ bệnh nhân nên tham khải ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.