Theo thống kê của các tổ chức y tế thế giới, tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn cầu, chiếm tới 31% trong tỷ lệ tử vong. Ở Việt Nam, tỷ lệ này chiếm 31% trong năm 2016, tương đương 170.000 người tử vong. Qua đó cho thấy tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh tim mạch và tử vong về bệnh lý này rất cao. Các dấu hiệu đầu tiên thường gặp nhất của bệnh lý tim mạch là tình trạng tức ngực, khó thở, hồi hộp tim đập nhanh. Mỗi người cần hết sức chú ý và đi khám ngay khi có dấu hiệu trên xảy ra.

1. Hồi hộp tim đập nhanh là gì?

Hồi hộp là biểu hiện tim đập nhanh hơn, rung động nhiều kèm triệu chứng đánh trống ngực hay tức ngực khó thở. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này tùy thuộc vào mức độ của triệu chứng, thời gian diễn ra và tính chất của triệu chứng.

2. Các nguyên nhân gây tức ngực khó thở, hồi hộp tim đập nhanh

Hồi hộp tim đập nhanh có thể do kích thích của các yếu tố tác động bên ngoài như căng thẳng, sử dụng các chất kích thích như cà phê, rượu bia, hút thuốc lá, tác dụng phụ của thuốc trị cảm cúm, hay các loại thực phẩm chứa nhiều hàm lượng chất béo hay đường,… Trong những trường hợp này, triệu chứng hồi hộp, tim đập nhanh thường chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn, không ảnh hưởng lâu dài đến người bệnh, các triệu chứng sẽ hết khi loại trừ các yếu tố tác nhân.

Tuy nhiên, nếu cảm giác hồi hộp tim đập nhanh diễn ra trong một khoảng thời gian dài hay đi kèm các triệu chứng khó thở, tức ngực, mệt mỏi hay choáng thì rất có thể là biểu hiện của một bệnh lý tim mạch tiềm ẩn. Cần đến ngay cơ sở khám chữa bệnh để khám và điều trị.

Các bệnh lý tim mạch thường gặp có thể kể đến như sau:
– Bệnh rối loạn nhịp tim: rung nhĩ, nhịp nhanh thất hay nhịp nhanh xoang, ngoại tâm thu,…
– Bệnh của cơ tim
– Bệnh động mạch vành
– Suy tim
– Van tim

=>> Xem thêm: Rối loạn thần kinh thực vật tim đập nhanh

hoi-hop-tim-dap-nhanhHồi hộp tim đập nhanh có thể do nhiều nguyên nhân gây ra

2.1. Nhịp nhanh xoang

Nhịp nhanh xoang là bệnh lý làm nhịp tim tăng nhanh nhưng vẫn đều: bình thường nhịp tim ở người trưởng thành dao động từ 60 – 100 lần/ phút, khi mắc bệnh nhịp nhanh xoang thì nhịp tim sẽ lớn hơn 100 lần/ phút. Tuy nhiên, nhịp tim còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như tuổi, tình trạng sức khỏe, vận động, tâm trạng của người bệnh,…
Nhịp nhanh xoang ngoài là bệnh lý nguyên phát ở tim, còn là bệnh lý thứ phát đi kèm với bệnh cường giáp, hay tác dụng phụ của salbutamol trong điều trị hen suyễn.

2.2. Ngoại tâm thu

Ngoại tâm thu xuất hiện khi tế bào cơ tim phát ra xung động điện bất thường gây co cơ tim. Sau một nhịp ngoại tâm thu, tim nghỉ ngơi lâu hơn bình thường, làm người bệnh cảm giác như bị mất nhịp.
Ngoại tâm thu thường là bệnh lý về tim ở mức độ nhẹ, không có điều trị đặc hiệu, tuy nhiên phải theo dõi kỹ diễn tiến của bệnh.

2.3 Rung nhĩ

Đây là tình trạng tim đập không đều, thường là tim đập nhanh. Rung nhĩ thường gặp ở người lớn tuổi hoặc có bệnh tim bẩm sinh. Ngoài ra, nó còn là bệnh thứ phát đi kèm với bệnh cường giáp.

hoi-hop-tim-dap-nhanh-1

Hồi hộp tim đập nhanh kèm khó thở tức ngục là triệu chứng của bệnh lý tim mạch

2.4. Nhịp nhanh trên thất

Là bệnh lý tim đập thật nhanh sau đó ngưng lại hoặc đập chậm lại, bệnh thường khởi phát khi hoạt động gắng sức hay xúc động nhiều.

2.5. Rối loạn nhịp thất

Bệnh lý này thường ít gặp nhưng nguy hiểm hơn rung nhĩ và nhịp nhanh trên thất, đồng thời cũng khó chẩn đoán hơn.

3. Chẩn đoán bệnh khó thở, tức ngực, hồi hộp tim đập nhanh

Thông thường việc chẩn đoán một bệnh lý bao gồm sự kết hợp của ba yếu tố:
– Triệu chứng cơ năng của người bệnh khai.
– Triệu chứng thực thể khi khám lâm sàng trên bệnh nhân: nghe nhịp tim, bắt mạch, kiểm tra các dấu hiệu lâm sàng khác kèm theo.
– Cận lâm sàng:
Xét nghiệm thường quy trong chẩn đoán bệnh lý tim mạch là đo điện tim (ECG).
Đây là phương pháp cận lâm sàng không xâm lấn, bác sĩ sẽ đặt các điện cực trên ngực bệnh nhân ghi lại các xung điện phát ra theo nhịp đập của tim.

Ngoài ra, người bệnh có thể được chỉ định thực hiện một số kiểm tra khác như siêu âm tim, test Holter ECG,…
Bác sĩ sẽ dựa vào kết quả của ba yếu tố trên tổng hợp lại và đưa ra chẩn đoán sau cùng, đồng thời chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khác nhằm đem lại kết quả chính xác nhất.

4. Điều trị bệnh tức ngực, khó thở, hồi hộp tim đập nhanh

Hiện nay, phương pháp chủ yếu điều trị các bệnh lý tim mạch là điều trị nội khoa sử dụng thuốc và điều trị theo nguyên nhân, điều trị triệu chứng bệnh.

Hai nhóm thuốc chính được sử dụng trong trường hợp bị rối loạn nhịp tim là:
– Thuốc chống loạn nhịp: giúp ngăn chặn sự kích thích bất thường của nút xoang, ổn định nhịp tim về trạng thái bình thường.
– Thuốc chống đông máu: nhằm giảm nguy cơ hình thành cục máu đông gây đột quỵ cho người bệnh.

chuan-doan-tim-dap-nhanh

Điện tâm đồ là cận lâm sàng thường quy khi chẩn đoán triệu chứng hồi hộp tim đập nhanh

5. Các phương pháp cải thiện triệu chứng tức ngực, khó thở, hồi hộp tim đập nhanh

– Xây dựng lối sống khoa học.
– Hạn chế tối đa stress, căng thẳng kéo dài.
– Rèn luyện thể dục thể thao mỗi ngày.
– Chế độ ăn uống hợp lý, khoa học, bổ sung đầy đủ các chất sinh dưỡng. Trong đó, cần đặc biệt bổ sung ba chất sau:
+ Magie: giúp cân bằng các chất điện giải ở màng cơ tim, ổn định nhịp tim.
+ Omega 3: giúp tăng cường năng lượng cho tim giúp tim hoạt động hiệu quả.
+ Khổ sâm: có chứa các hoạt chất sinh học giúp ổn định nhịp tim hiệu quả, bền vững, không gây tác dụng phụ cho cơ thể. Khổ sâm được bán rất nhiều tại các cửa hàng thuốc nam trong cả nước, tuy nhiên không phải nơi nào cũng chất lượng, người bệnh cần thận trọng trong khi lựa chọn và tìm mua.

Trên đây là những kiến thức cơ bản về tình trạng tức ngực, khó thở, hồi hộp tim đập nhanh ở người bệnh. Hy vọng bài viết sẽ mang lại nhiều điều bổ ích cho bạn đọc trong việc quản lý và chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình. Ngoài ra, bài viết còn giới thiệu với bạn đọc Nhà thuốc Nam Lợi Phúc Đường – Địa chỉ cung cấp khổ sâm uy tín, chất lượng, khách hàng có thể an tâm hoàn toàn.

Nguồn: https://chualanhbenh.com/