Bệnh trào ngược dạ dày thực quản nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng vô cùng nguy hiểm như: Chảy máu và rò thực quản, chíp hẹp thực quản, Barrett thực quản, ung thư thực quản… Xuất hiện các triệu chứng thường gặp: Nuốt nghẹn, trớ, đau sau xương ức, xuất hiện cảm giác đau dai dẳng, khàn tiếng, ho khạc liên miên, đau ngực.. Vì vậy việc phát hiện sớm sẽ giúp ích rất nhiều trong việc điều trị. 

Triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản hay còn gọi là trào ngược dạ dày là một bệnh lý về đường tiêu hóa phổ biến tại Việt Nam. Đối với những người bình thường sau khi thức ăn được đưa vào miệng và xuống đến thực quản sẽ làm cho các cơ thắt thực quản giãn ra để cho thức ăn cùng các chất lỏng đi vào dạ dày rồi đóng lại. Những người bị trào ngược dạ dày sẽ xuất hiện tình trạng axit từ dạ dày trào ngược lên phần thực quản khiến cho lớp niêm mạc thực quản bị kích thích và gây ra nhiều triệu chứng khó chịu.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản gây ra những triệu chứng khó chịu bên trong thực quản, nếu bạn đang phải đối mặt với sự khó chịu từ ợ nóng, ợ hơi, ợ chua đặc biệt vào ban đêm thì rất có khả năng bạn bị trào ngược dạ dày. Bởi vậy mà tình trạng buồn nôn và có thể nôn ra thức ăn hoặc dịch vị thường gặp, còn nếu ăn quá no hoặc nằm liền sau ăn.

Tình trạng đau tức ngực ở thượng vị cũng là do trào ngược dạ dày thực quản, các cơn đau ở thượng vị hay cảm giác khó chịu sau xương ức có thể nhầm lẫn với triệu chứng của bệnh tim mạch. Khi tình trạng trào ngược trở nên nghiêm trọng và tần suất ngày càng nhiều sẽ gây ra phù nề, sưng tấy niêm mạc thực quản người bệnh có cảm giác khó nuốt, vướng hoặc cảm giác như có cục nghẹn ở cổ.

trao-nguoc-da-day-co-nguy-hiem-khong-1

Ợ nóng, ợ hơi, ợ chua vào ban đêm dấu hiệu thường gặp nhất của trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản gây ra biến chứng nguy hiểm gì?

Những triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản ban đầu diễn ra không quá nặng nề nên dễ bị bỏ qua hoặc xem nhẹ. Tuy nhiên, nếu tình trạng trào ngược này lặp đi lặp lại nhiều lần dẫn đến những biến chứng nguy hiểm không thể tránh khỏi. Dưới đây là một số biến chứng thường gặp của bệnh trào ngược dạ dày thực quản, có thể chia thành hai nhóm như sau:

  • Biến chứng tại thực quản
  • Biến chứng ngoài thực quản.

1. Biến chứng tại thực quản

Viêm loét thực quản

Hậu quả mà các acid và enzym tiêu hóa từ dạ dày trào ngược lên trên thực quản, chúng sẽ ăn mòn lớp niêm mạc bề mặt của thực quản dẫn đến viêm và loét. Những triệu chứng của viêm loét thực quản cũng khá giống với trào ngược, người bệnh có biểu hiện như: ợ chua, nôn trớ, khó nuốt hoặc chảy nước mắt…

Barrett thực quản

Đây là hiện tượng chuyển sản khi lớp biểu mô vảy của thực quản được thay thế bởi biểu mô trụ, những người bình thường mỗi phần trong ống tiêu hóa sẽ được lót bằng một loại niêm mạc khác nhau để phù hợp với từng chức năng, dạ dày có biểu mô tuyến để tiết acid và dịch vị, thực quản có lớp biểu mô vảy để bảo vệ.

Khi tình trạng trào ngược diễn ra mạn tính thì hiện tượng chuyển sản sẽ xảy ra để có thể thích nghi được với acid dạ dày. Chinh điều này vô cùng nguy hiểm vì nó thường có khuynh hướng phát triển thành ung thư thực quản sau này.

Hẹp thực quản

Khi bị viêm loét thực quản xảy ra trong thời gian dài, quá trình chữa lành vết loét sẽ làm lắng đọng collagen theo thời gian các sợi collagen này sẽ dần co lại khiến lòng thực quản bị hẹp. Vị trí thường gặp nhất chính là ngã ba dạ dày – thực quản, người bệnh có thể cảm thấy khó nuốt thức ăn đặc, khi thức ăn còn bị trào ra ngoài theo từng đợt.

bien-chung-trao-nguoc-da-day-thuc-quan

2. Biến chứng ngoài thực quản

Hen suyễn

Nghiên cứu cho thấy rằng trào ngược dạ dày thực quản làm cho bệnh tình ngày càng nặng thêm hen có sẵn ở người bệnh và đôi khi nó cũng chính là nguyên nhân có thể gây ra hen suyễn. Thông thường hai căn bệnh này thường song hành cùng nhau và có mối quan hệ mật thiết với cơ chế chính được giải thích là acid trào ngược lên thực quản có thể tạo ra sự co thắt phế quản làm trầm trọng thêm tình trạng tắc nghẽn thông khí trên bệnh nhân hen.

Viêm thanh quản mãn tính

Khi hiện tượng acid dạ dày trào ngược lên đến thanh quản có thể gây nên viêm thanh quản mạn tính, khi mắc phải người bệnh thường biểu hiện bởi thay đổi chất lượng giọng nói hoặc khàn tiếng. Ngoài ra, cũng có thể một số triệu chứng như: ho dai dẳng, cảm giác có di vật trong cổ họng hoặc cảm giác nghẹt thở.

Hẹp thanh quản, khí quản

Trào ngược thanh quản cũng gây hẹp thanh quản và khí quản, khi gặp phải tình trạng này người bệnh sẽ có những biểu hiện của tắc nghẽn đường dẫn khí. Triệu chứng thể hiện ra bên ngoài không cố định nó tùy thuộc vào mức độ tắc nghẽn cũng như vị trí và thời gian tắc nghẽn xuất hiện như: Khó thở, ho, ho ra máu, thở khò khè…

Cần làm gì để phòng tránh những biến chứng do trào ngược dạ dày thực quản?

banh-mi-phong-ngua-trao-nguoc-da-day

Bánh mì có khả năng trung hòa axit dạ dày

Hầu hết những biến chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản đều là hậu quả của một quá trình trào ngược trong thời gian dài. Tuy nhiên nếu tình trạng này ngày càng phổ biến, biểu hiện rất đa dạng và khó để nhận biết vì triệu chứng không nặng nề làm cho người bệnh có tâm lý chủ quan và coi thường.

Để phòng ngừa những biến chứng do trào ngược dạ dày thực quản gây ra nên phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Mọi người cần quản lý sức khỏe của mình tốt hơn, đi khám định lỳ thường xuyên và không coi thường dù chỉ là bất thường nhỏ nhất. Những biến chứng của nó chứa vô vàn nguy cơ, nặng nề nhất có thể dẫn đến ung thư thực quản.

Trong cuộc sống hàng ngày bạn nên lựa chọn thực phẩm có tính kiềm và có khả năng trung hòa axit thực phẩm từ tinh bột như: bánh mì hay bột yến mạch, đạm dễ tiêu… Các thực phẩm này giúp tránh sự bào mòn lớp nhầy trong dạ dày của axit và hạn chế các nhịp cơ thắt thực quản có axit trào lên.

Nên hạn chế các thực phẩm kích thích tăng tiết axit hay kích thích cơ thắt dưới thực quản như: hoa quả, hàm lượng axit cao ( cam, chanh, dứa…) và nước có ga, thức ăn cay nóng, chocolate… Cần kiêng rượu, bia, cà phê, thuốc lá…

Trào ngược dạ dày thực quản cần điều trị ở giai đầu khi bệnh mới khởi phát nhằm giảm nguy cơ biến chứng, vì vậy khi thấy triệu chứng bệnh xuất hiện bệnh nhân cần tiến hành thăm khám để bác sĩ chẩn đoán mức độ và đưa ra các biện pháp chữa trị phù hợp.

Nguồn: chualanhbenh.com