Cây ngải cứu điều hòa kinh nguyệt

Nữ giới trước khi có kinh 1 tuần, hàng ngày dùng ngải cứu hãm với nước sôi như trà hoặc sắc nước uống, chia thành 3 lần trong ngày. Có thể uống dưới dạng cao đặc hoặc dạng bột.

Nếu bị kinh nguyệt không đều thì từ ngày bắt đầu có kinh cho đến tận ngày hết kinh, dùng ngải cứu khô sắc với nước, cho thêm chút đường uống thành 2 lần trong ngày. Có thể uống gấp đôi liều, sau 1 đến 2 ngày mà thấy hiệu quả, kinh đỏ, người đỡ mệt thì uống hết đi.

 

Ngải cứu với bà bầu

Ăn ngải cứu khi mang thai an toàn cho bé, không có tác dụng kích thích với tử cung vì vậy không làm sảy thai.

Những người mang thai bị chứng đau bụng, ra máu thì dùng lá ngải cứu và lá tía tô sắc với nước, uống 3-4 lần trong ngày giúp an thai.

 

Sơ cứu vết thương

Giã nát lá ngải cứu tươi với 1/3 thìa cà phê muối đắp lên vết thương giúp cầm máu và giảm đau nhức ngau lập tức.

 

Ngải cứu trị mụn, mẩn ngứa và làm trắng da

Giã nát lá ngải cứu tươi đắp lên mặt, để 20 phút rồi rửa sạch mặt, làm đều đặn giúp trị mụn và có làn da trắng hồng.

Trẻ nhỏ hay bị rôm sảy thì ta giã nát lá ngải cứu, chắt lấy nước cho trẻ tắm.

 

Trị thần kinh tọa, buốt nhức khớp xương, hoa mắt đau đầu

Giã nát lá ngải cứu, cho thêm mật ong khoảng 2 thìa. Vắt lấy nước uống 2 bữa trưa và chiều, uống liên tục 2 tuâng sẽ thấy được hiệu quả bất ngờ.

 

Giúp lưu thông máu lên não

Hãy bổ sung món trứng rán ngải cứu vừa ngon, vừa rẻ và dễ làm vào khẩu phần ăn hàng ngày sẽ giúp lưu thông máu lên não.

 

Kém ăn, cơ thể suy nhược

Dùng lá ngải cứu, câu kỷ tử, đinh quy, lê 2 quả, 1 con gà ác, cho vào nồi với nửa lít nước, nêm gia vị vừa ăn. Nấu sôi, hạ nhỏ lửa hầm cho nhừ thịt, ăn làm 5 lần trong ngày. Dùng liên tục trong vòng 2 tuần.

 

Trị đau đầu, đau dây thần kinh, ho, cảm cúm, đau cổ họng

Dùng ngải cứu, lá bưởi, lá khuynh diệp. Cho tất cả vào đun khoảng 20 phút với 2 lít nước rồi mang ra xông 15 phút.

Hoặc có thể dùng ngải cứu, lá tía tô, lá sả, tần dầy lá đun sôi với nửa lít nước. Uống trong ngày lúc khát và liên tục trong vòng 5 ngày.

 

Muối ngải cứu giảm mỡ bụng

Dùng 1kg muối rang với một bó ngải cứu to cho đến khi ngải mùi, cho vào 1 chiếc túi nhỏ chườm bụng 2 lần một ngày. Có tác dụng làm tan mỡ, mềm cơ bụng, giữ ấm, ngăn ngừa táo bón, các bệnh phụ khoa, đau lưng sau khi mang thai.

Tránh dùng ngải cứu khi nào?

 

Phụ nữ có thai chỉ nên ăn ngải cứu 1 đến 2 lần mỗi tuần, mỗi lần chỉ từ 3 đến 5 ngọn nhỏ thì có tác dụng an thai. Nếu ăn quá nhiều sẽ tăng co bóp cổ tử cung, bị ra máu dễ dẫn tới sinh non hoặc sảy thai.

 

Người bị viêm gan cần tránh ăn ngải cứu vì trong tinh dầu ngải cứu chứa thành phần có độc tính, khi đi vào gan sẽ gây rối loạn chức năng chuyển hóa của tế bào gan, dẫn đến viêm gan cấp tính vì trúng độc, viêm gan vàng da làm gan to, tiểu đục hoặc nước tiểu chứa dịch mật.

 

Người có sức khỏe tốt, không có bệnh không nên dùng trà hoặc nước sắc ngải cứu thường xuyên.

 

Người bị xơ vữa động mạch vành, bệnh sỏi thận… hạn chế ăn món chứng rán ngải cứu.

 

Người có thể trạng yếu, mới ốm dậy, người già, phụ nữ sau khi sinh không mắc các bệnh viêm gan, sỏi hay xơ vữa 2 ngày ăn 1 quả trứng bắc ngải cứu thì tốt.

 

Ăn ngải cứu giúp nhuận tràng, tăng đi tiểu, tuy nhiên cần đặc biệt tránh với người bị rối loạn đường ruột cấp tính.

 

Người bị trúng độc do ăn ngải cứu lúc đầu họng và miệng bị kích thích nhẹ, họng có cảm giác khát và khô. Sau nửa giờ dùng thuốc bắt đầu thấy khó chịu tại vùng thượng vị, buồn nôn, lợm giọng, đau bụng… do ruột, dạ dày bị viêm cấp tính.

Sau vài ngày, dược chất đã đi vào gan sẽ gây rối loạn chức năng chuyển hóa của tế bào gan, dẫn tới viêm gan vàng da, viêm gan cấp tính, gan to, tiểu đục, tiểu chứa dịch mật như nói ở trên.

Ngoài ra, dược chất của ngải cứu có thể làm tổn hại đến huyết quản, thành vi huyết quản, gây xung huyết hoặc xuất huyết tử cung, dẫn tới sảy thai…