Rối loạn thần kinh tim hay còn được gọi là cường giao cảm hoặc rối loạn thần kinh thực vật, đây không phải là một bệnh tim thực thể bởi không có thành phần nào của tim bị tổn thương thật sự. Vì trong những trường hợp này người có triệu chứng khi đi khám tim và xét nghiệm cũng như đo điện tâm đồ lại không phát hiện được các tổn thương bệnh lý ở hệ thống van tim cũng như không tìm thấy những dấu hiệu biến đổi ràng hoặc bất thường nào của tim. 

Khái quát về rối loạn thần kinh tim 

Rối loạn thần kinh tim thường gặp ở những người bị suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh đây là hội chứng rối loạn chức năng dẫn truyền hệ thống thần kinh tim và kéo theo hệ quả là tim đập nhanh, tim đập loạn nhịp, rung nhĩ hay rung thất. Đây là tên gọi chung của tình trạng rối loạn nhịp tim ( tim đập nhanh, bỏ nhịp, hồi hộp, trống ngực, mệt mỏi, tức ngực khó thở, chóng mặt… Đặc trưng của bệnh rối loạn thần kinh tim là không có tổn thương thực thể tại tim nhưng lại gây ra triệu chứng tương tự như các bệnh lý tim mạch khác.

Tại sao lại có điểm khác biệt này? Theo các chuyên gia cho biết hệ thần kinh thực vật bao gồm có hệ thần kinh giao cảm và hệ thần kinh phó giao cảm. Với vai trò của hệ thần kinh này là kiểm soát các hoạt động của cơ thể như: nhịp tim, thân nhiệt, nhịp thở, tiêu hóa, tiểu tiện… mà không có sự điều khiến chủ động từ não bộ. Do đó, các dây thần kinh của hệ thần kinh thực vật bị tổn thương làm cho nhịp tim cũng sẽ bị rối loạn.

Rối loạn thần kinh tim là gì

Rối loạn thần kinh tim gây ra tình trạng tim đập nhanh, hụt hơi, tức ngực khó thở.

Chẩn đoán rối loạn thần kinh tim

Bệnh rối loạn thần kinh tim khác biệt với các bệnh lý khác, bởi vì rối loạn thần kinh tim không phải là một bệnh tim thực thể, không có phần nào của tim tổn thương thực sự nên khi người bệnh đi khám tim, xét nghiệm  hay đo điện tâm đồ sẽ không phát hiện được các tổn thương bệnh lý ở hệ thống van tim cũng như không tìm thấy bất cứ dấu hiệu bất thường nào ở tim.

Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên quá lo lắng theo đánh giá rối loạn thần kinh tim là rối loạn lành tính không gây nguy hiểm cho sức khỏe và không ảnh hưởng tới việc lập gia đình. Mặc dù thỉnh thoảng cũng có ảnh hưởng tới cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh.

Nên kiêng gì khi điều trị bệnh rối loạn thần kinh tim

Ở những người bình thường có sự mất cân bằng giữa hệ thống giao cảm hoặc phó giao cảm có chức năng duy trì cơ thể hoạt động một cách bình thường. Hoạt động của hệ thần kinh thực vật điều hòa và cân bằng giữa hai hệ thống giao cảm và hệ thống phó giao cảm, khi một trong hai hệ thống bị rối loạn sẽ đưa đến hội chứng rối loạn thần kinh tim. Do đó, bệnh nhân sẽ gặp phải các triệu chứng ở hệ tim mạch và bệnh nhân được chẩn đoán là rối loạn thần kinh tim gây ra tình trạng tim đập nhanh, lo âu, hồi hộp, đánh trống ngực, tức ngực khó thở đôi khi cảm giác hẫng người. Các cơn rối loạn này xuất hiện không có quy luật gì cả và cơn có thể kết thúc đột ngột làm cho người ngoài tưởng rằng bệnh nhân ” giả bộ”.

Các xét nghiệm đều trong giới hạn bình thường, có thể nhầm lẫn với các triệu chứng khác gây ra tình trạng trầm cảm. Cùng với đó, có một số bệnh nhân xuất hiện triệu chứng cơ năng rất mơ hồ như: thường xuyên cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, tim hồi hộp, lo sợ, khó ngủ, mất ngủ, cơ thể lúc nóng lúc lạnh, tức ngực khó thở… Do đó, các bác sĩ cho rằng bệnh rối loạn thần kinh tim cho dù đi khám tim vẫn khỏe mạnh bình thường.

Video chia sẻ triệu chứng của bệnh nhân mắc rối loạn thần kinh tim 

 

Thực đơn dành riêng cho người bị bệnh rối loạn thần kinh tim

Một số lưu ý trong việc điều trị rối loạn thần kinh tim 

Thực đơn dành riêng cho người rối loạn thần kinh tim

+ Người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi hoàn toàn trong khoảng 1 – 3 tháng ở những nơi yên tĩnh như vùng quê.

+ Không nên thức quá khuya

+ Tránh các tình huống gây căng thẳng thần kinh hoặc xúc động quá mức.

+ Không nên sử dụng những loại đồ uống có chứa chất kích thích như: cà phê, trà, rượu, bia… và thuốc lá. Tốt nhất người bệnh nên bỏ thuốc lá vì hút thuốc lá thụ động ảnh hưởng xấu tới sức khỏe tương đương như những người trực tiếp hút.

+ Nên tăng cường ăn nhiều trái cây và hoa quả, không nên ăn uống thái quá.

+ Hình thành thói quen tập thể dục hàng ngày với cường độ vừa phải như: đi bộ, bơi lội, thái cực quyền, tập yoga… là những hình thức luyện tập thể dục được khuyến khích đối với những người bị rối loạn thần kinh tim.

+ Với những trường hợp cần sử dụng thuốc phải cần tuyệt đối tuân theo hướng dẫn của bác sĩ và có thể bổ sung thêm vitamin B và C.

Việc điều trị bệnh trở nên khó khăn và kéo dài, tuy bệnh không gây tử vong nhưng lại làm giảm đi rất nhiều chất lượng cuộc sống gây ra khó chịu cho người bệnh và kéo dài làm thay đổi tâm lý. Do tính chất không nguy hiểm nên người bệnh thường không được quan tâm đúng mức và bị từ chối điều trị lại làm cho bệnh nhân lo lắng.

Giải pháp điều trị cho người bị rối loạn thần kinh tim

Nguồn: chualanhbenh.com