Rối loạn thần kinh thực vật thường không tự phát mà mà hay theo một số yếu tố thúc đẩy, có thể là một số biến chứng của một số bệnh cũng như tác dụng phụ của một số thuốc nhất định.

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh có thể kể đến như các bệnh tự miễn, ung thư, chấn thương… Trong đó, bệnh tiểu đường là nguyên nhân phổ biến nhất của rối loạn thần kinh thực vật do hậu quả từ các dây thần kinh bị tổn thương. Ngoài ra, yếu tố di truyền cũng được đề cập đến.

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là gì?
Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là gì?

Các biểu biện của bệnh rối loạn thần kinh thực vật ở phụ nữ mang thai và sau khi sinh

Triệu chứng của rối loạn thần kinh thực vật khi mang thai và sau khi sinh đều có những điểm chung với triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật, tuy nhiên biểu hiện bệnh của mỗi người là khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân và vị trí dây thần kinh bị ảnh hưởng.

Rối loạn tim mạch: Bao gồm tăng huyết áp, nhịp nhanh kèm hồi hộp, đánh trống ngực, hay tụt huyết áp, choáng và hoa mắt. Đối với phụ nữ mang thai rất hay xuất hiện triệu chứng chóng mặt khi thay đổi tư thế, từ nằm sang đứng.

Rối loạn tiết niệu: Bao gồm tiểu khó, tiểu không tự chủ và tiểu không hết nước tiểu, có thể dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu.

Rối loạn tiêu hóa: Do rối loạn chức năng co bóp của dạ dày, dẫn tới cảm giác nhanh no sau khi ăn, ăn không ngon, có thể tiêu chảy hay táo bón, đầy hơi, buồn nôn, nôn, khó nuốt và ợ nóng. Không chỉ trong giai đoạn nghén, mà các triệu chứng này có thể xuất hiện lại sau khi sinh, nhất là đối với những bà mẹ ăn uống kém hay gặp nhiều căng thẳng.

Rối loạn tiết mồ hôi: Giảm tiết hoặc tăng tiết quá mức, ảnh hưởng tới khả năng điều tiết nhiệt độ của cơ thể, thường các bà bầu có cảm giác phát hỏa, nóng bừng. Tăng tiết mồ hôi xảy ra chủ yếu vào ban đêm, nên dễ bị nhiễm nấm kèm theo, còn giảm tiết mồ hôi hay gây khô ngứa da.

Phản ứng sinh học chậm chạp với ánh sáng: Chậm điều tiết khi nhìn gần, và thường gây ra những khó khăn khi lái xe vào ban đêm.

Các triệu chứng khác như: Mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, đau đầu, ớn lạnh, đau mỏi vai gáy, đau mỏi cột sống, rối loạn lo âu… đều là những triệu chứng rất thường gặp.

Những biến chứng không mong muốn có thể gặp ở phụ nữ có thai khi mắc bệnh rối loạn thần kinh thực vật

Tăng nguy cơ sẩy thai, thai lưu, sinh non.

Thai nhi bị thiếu dinh dưỡng nghiêm trọng do mẹ bị mắc các bệnh liên quan đến tiêu hóa, chưa kể mẹ còn bị ốm nghén.

Con sinh ra có nguy cơ mắc bệnh rất cao do rối loạn thần kinh thực vật có khả năng di truyền.

Cách phòng ngừa bệnh rối loạn thần kinh thực vật ở phụ nữ có thai

Trong thời kì mang thai, nếu mẹ bầu có dấu hiệu mắc bệnh rối loạn thần kinh thực vật nhẹ thì rất cần sự cảm thông, chia sẻ từ người thân trong gia đình, đặc biệt là người chồng. Đồng thời, mẹ bầu cần được nghỉ ngơi, làm việc nhẹ nhàng, ăn uống đủ chất.

Thêm vào đó, mẹ bầu nên vệ sinh sạch sẽ, có chế độ dinh dưỡng và vận động thường xuyên, cho phù hợp. Khi cơ thể khỏe mạnh cùng lối sống tích cực sẽ giúp cho cơ thể phòng ngừa được các bệnh không mong muốn do virut và vi khuẩn gây ra. Đồng thời, mẹ bầu nên tránh bị căng thẳng stress và không nên tự ý uống thuốc khi không có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Điều này không chỉ làm tăng tình trạng rối loạn thần kinh thực vật mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.

Nguồn: chualanhbenh.com