Cà phê là một trong những thức uống không thể thiếu của con người trong cuộc sống hiện nay, không chỉ có tác dụng làm tăng sự tỉnh táo, tăng độ tập trung trí óc giúp làm việc hiệu quả hơn. Nhưng bạn có biết rằng, đó cũng là một trong những tác nhân giúp kích thích hệ thần kinh thực vật làm cho tay chân run nhiều hơn, tim đập nhanh và mạnh hơn. Đừng để hương vị cà phê khiến cho tình trạng rối loạn thần kinh thực vật trở nên khó kiểm soát. 

Một số tác hại của cà phê đối với sức khỏe

Bên cạnh những lợi ích mà cà phê mang lại cho sức khỏe thì việc lạm dụng cà phê không phù hợp với thể trạng sức khỏe hiện tại là một trong những nguyên nhân gây ra một số tác hại nhất định đối với sức khỏe như sau:

Gây ra tình trạng mất ngủ, lo âu, lo lắng, mệt mỏi

Việc uống và sử dụng quá nhiều cà phê đã làm cho cơ thể hấp thụ một lượng lớn caffeine gây ra tình trạng lo lắng, bồn chồn và thậm chí còn dẫn đến việc thở nhanh và tăng mức độ căng thẳng. Vì vậy hãy theo dõi phản ứng của cơ thể bạn sau khi uống cà phê tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Trong cà phê chứa nhiều caffenine cung cấp năng lượng cho cơ thể và giảm thiểu cảm giác mệt mỏi, tiêu thụ quá nhiều sẽ gây ra sự tác dụng ngược. Cà phê giúp làm tăng sự tỉnh táo khiến bạn không thể ngủ đủ giấc làm cho cơ thể mệt mỏi, mất ngủ, suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hiện tại.

roi-loan-than-kinh-tuhc-vat-co-uong-duoc-ca-phe

Sử dụng cà phê nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ

Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và dạ dày

Uống nhiều cà phê có thể gây đau dạ dày, bởi vì trong cà phê có chứa caffeine làm tăng tần suất các cơn co thắt ở hệ tiêu hóa và axit dạ dày gây ra một số triệu chứng như: đầy hơi, ợ hơi, buồn nôn, co thắt dạ dày khiến cho dạ dày bị tổn thương.

Uống quá nhiều cà phê có thể dẫn đến lo lắng, lo âu, bồn chồn, tim đập nhanh và gây ra các cơn hoảng loạn nếu tình trạng diễn ra thường xuyên kéo dài gây ra tình trạng đau đầu, đau nửa đầu và cao huyết áp. Bạn nên bỏ dần thói quen không nên uống cà phê pha mỗi sáng khi dạ dày trống rỗng, bởi vì trong cà phê có chứa một số chất kích thích các tế bào trong dạ dày tăng tiết axit.

Ảnh hưởng đến thai nhi

Trong cà phê có chất Caffeine có thể ngấm qua nhau thai và ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi, sau khi phụ nữ uống quá nhiều cà phê trong thai kỳ mang thai sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai dẫn đến sinh non, nhịp tim thai bất thường và trẻ chậm phát triển. Chất caffeine còn ngăn cản quá trình rụng trứng vào tử cung ảnh hưởng đến quá trình đậu thai, đối với những bà mẹ đang trong giai đoạn cho con bú nên hạn chế uống vì sẽ gây khó ngủ cho bé.

roi-loan-than-kinh-thuc-vat-co-nen-uong-ca-phe

Ảnh hưởng đến sức khỏe của xương

Caffeine trong cà phê có tính chất lợi tiểu làm cho cơ thể đào thải calci qua việc đi tiểu thường xuyên, nếu uống quá nhiều cà phê hoặc đồ uống chứa cafein trong một ngày rất có thể làm tăng nguy cơ suy yếu xương và cản trở sự hấp thu vitamin D trong cơ thể.

Ảnh hưởng đến số lượng tinh trùng

Theo một số nghiên cứu cho biết, nếu nam giới uống quá nhiều caffeine mỗi ngày sẽ rất có thể làm giảm số lượng tinh trùng và chất lượng tinh trùng của mình. Vì vậy nam giới cũng nên hạn chế sử dụng cà phê tiêu thụ mỗi ngày.

Nguy cơ mắc nhiều bệnh lý khác

Việc lạm dụng quá nhiều cà phê gây mất ngủ, đau đầu, đau dạ dày, chứng tiểu đêm không kiểm soát làm đổ mồ hôi ban đêm ở phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh. Do đó, chất caffeine làm tăng tình trạng đau nhức ở bệnh nhân gout, nếu sử dụng nước uống này lâu dài khiến cho tâm trạng người dùng dễ bị kích động do nhịp tim và huyết áp tăng cao.

Ngoài ra, còn có một số loại thuốc tương tác với caffeine như các loại thuốc kháng sinh, thuốc giãn phế quản cùng thuốc lợi tiểu, estrogen, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần có thể làm tăng nguy cơ co giật cho người sử dụng. Với nhiều tác hại không lường được của việc uống quá nhiều cà phê trong ngày, bạn đừng bỏ ngoài tai lời khuyên của các chuyên gia nên uống cà phê một cách điều độ vừa phải giúp cho cơ thể tỉnh táo khi làm việc. Gây ra chứng mất ngủ, căng thẳng, lo âu, lo lắng, bồn chồn và làm tăng nhịp tim, huyết áp.

roi-loan-than-kinh-thuc-vat-co-nen-uong-ca-phe-1

Uống nhiều cà phê có thể làm tăng nhịp tim, huyết áp

Tại sao người mắc rối loạn thần kinh thực vật không được uống cà phê?

Như chúng ta đã biết bản chất của bệnh rối loạn thần kinh thực vật là sự hoạt động quá mức của hệ giao cảm, hay còn gọi đó là cường giao cảm khiến cho các cơ quan hô hấp, tim mạch và tiêu hóa bị kích thích làm cho chân tay run rẩy, tim đập nhanh, hồi hộp, lo âu, đánh trống ngực, khó thở, vã mồ hôi nhiều bất thường… Chính vì vậy một trong những điều lưu ý đối với người bệnh là cần hạn chế các thực phẩm cũng như đồ uống mang tính kích thích như: Cà phê ảnh hưởng rất lớn đến hệ thần kinh.

Theo các chuyên gia cho biết lượng caffein có trong cà phê sẽ làm tăng hàm lượng dopamine tạo cảm giác hưng phấn trong não liên tục. Do đó, sử dụng quá nhiều cà phê sẽ gây ra cảm giác lo lắng, hồi hộp, bồn chồn, lo âu, mất ngủ, ngủ không sâu giấc thậm chí nếu tình trạng kéo dài có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như liệt nửa người, bại não, đột quỵ và thậm chí là tử vong.

roi-loan-than-kinh-thuc-vat-co-duoc-uong-ca-phe

Uống cà phê ảnh hưởng rất lớn đến hệ thần kinh thực vật

Nếu uống cà phê trước khi chìm vào giấc ngủ là một trong những lý do dẫn đến mất ngủ, căng thẳng thần kinh gây ra cảm giác mệt mỏi, uể oải mỗi khi thức dậy. Đặc biệt cà phê cũng là thủ phạm gây rối loạn nhịp tim, rối loạn dây thần kinh giao cảm, tim đập nhanh và tăng huyết áp nhất là với người nghiện thuốc lá là tình hình càng trở nên nghiêm trọng hơn. Như vậy đối với những bệnh nhân mắc rối loạn thần kinh thực vật không nên uống cà phê, rượu, bia và các chất kích thích sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

Người bị rối loạn thần kinh thực vật nên ăn và uống gì tốt cho sức khỏe?

Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, đối với những người bị rối loạn tuần hoàn não nên có chế độ ăn uống hợp lý, khoa học nên suy nghĩ tích cực, lạc quan giúp cho đầu óc thư giãn việc sử dụng các thực phẩm hoặc đồ uống có vai trò rất quan trọng trong việc điều trị bệnh. Dưới đây là một số thực phẩm giúp cải thiện chức năng rối loạn thần kinh thực vật, tăng cường lưu thông máu lên não:

  • Nên bổ sung vitamin như: các loại vitamin C6, Vitamin và Folate… là một trong những vitamin thiết yếu rất có lợi cho những người bệnh bị rối loạn thần kinh thực vật. Vitamin B6 thường có nhiều ở đậu khô, rau chân vịt, sữa phô mai, còn vitamin C có trong cam quýt, ớt hay đu đủ… 
  • Nên bổ sung các loại hạt giúp chữa rối loạn thần kinh thực vật hiệu quả: các loại hạt ngũ cốc…
  • Ăn nhiều rau xanh để bổ sung chất xơ thiết yếu cần thiết 
  • Người bệnh nên thường xuyên luyện tập thể dục thể thao giúp máu lưu thông tốt hơn và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Ngoài ra việc bổ sung các thực phẩm trên người bệnh cũng cần tránh các thực phẩm gây hại cho sức khỏe như: rượu, bia, trà, cà phê và các đồ uống chứ chất kích thích có hại cho cơ thể. 
  • Hạn chế ăn các bột ngọt, đường, đồ ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh.

thuc-pham-roi-loan-than-kinh-thuc-pham

Thực phẩm tốt cho người mắc rối loạn thần kinh thực vật

Bài viết trên đây là chia sẻ của người bị rối loạn thần kinh thực vật có được uống cà phê hay không cùng những thực phẩm nên ăn và nên tránh. Hy vọng những thông tin trong bài viết hữu ích giúp bạn đọc biết thêm về bệnh rối loạn thần kinh thực vật có được uống cà phê hay không. Nên ăn và uống những thực phẩm nào tốt cho sức khỏe.

=>> Mọi thắc mắc về bệnh rối loạn thần kinh thực vật, xin vui lòng liên hệ Nhà thuốc qua Hotline: 0977 890 845 / 0966 992 089 Hoặc truy cập website: chualanhbenh.com