Trong cuộc sống của chúng ta vẫn còn rất nhiều người nhầm lẫn giữa bệnh thần kinh và bệnh tâm thần. Thực tế trên đây là hai dạng bệnh lý hoàn toàn khác nhau gây ra việc điều trị cũng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Vậy sự khác nhau giữa bệnh tâm thần và thần kinh là gì? Cách phân biệt hai loại bệnh này như thế nào tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé!

Bệnh thần kinh là gì?

Bệnh thần kinh hay còn được gọi là đau thần kinh hoặc tổn thương thần kinh là tình trạng hệ thống thần kinh bị tổn thương. Bệnh có thể ảnh hưởng đến hầu hết các bộ phận của cơ thể như gây ra bệnh thần kinh ngoại biên, bệnh thần kinh hướng tâm và dây thần kinh trụ hoặc toàn thân.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh thần kinh khác nhau, có thể do bệnh tiểu đường hoặc do dây thần kinh đang bị chèn ép ( hội chứng chèn ép khoang) dẫn đến đau cấp tình hoặc đau mạn tính. Bệnh thần kinh thường gây tổn thương tổ chức thần kinh, chủ yếu làm rối loạn chức năng tiếp thu và thực hiện của con người làm cho tê liệt, điếc, mù… Phần lớn bệnh nhân vẫn ý thức được bệnh của mình, còn những bệnh nhân tâm thần không nhận thấy mình bị bệnh nên từ chối điều trị tại chuyên khoa tâm thần. Sự khác biệt giữa bệnh nhân thần kinh là sự tổn thương ở tổ chức não, ít nhiều có rối loạn tâm thần kèm theo như: rối loạn trí nhớ, trí tuệ, ý thức…

Phân biệt bệnh thần kinh và bệnh tâm thần

Bệnh thần kinh là tình trạng hệ thống thần kinh bị tổn thương.

Bệnh tâm thần là gì?

Bệnh tâm thần là một trong những bệnh lý do sự hoạt động của não bộ bị rối loạn bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như: nhiễm khuẩn, nhiễm độc và sang chấn tâm thần, bệnh cơ thể làm rối loạn chức năng phản ánh thực tại…

Ví dụ như: Các quá trình tri giác, cảm giác, ý thức, tư duy thường bị sai lệch vì vậy bệnh nhân tâm thần thường có ý nghĩa và cảm xúc, hành vi tác phong không giống như người bình thường. Vì vậy không phù hợp với thực tại và môi trường xung quanh. Bình thường có nhiều người ngộ nhận bệnh tâm thần phải là những người mất hết ý thức, hành động điên khùng nhưng thực chất bệnh có thể bắt đầu từ những biểu hiện rất đơn giản và thường gặp.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh tâm thần như:

  • Nhiễm khuẩn thần kinh
  • Chấn thương sọ não
  • Bệnh cơ thể làm ảnh hưởng đến hoạt động của não
  • Các tổn thương thực thể khác ở não như: bệnh mạch máu não, u não, teo não…
  • Nhiễm độc thần kinh…

Ngoài ra, do tâm lý, các sang chấn tâm thần và hoàn cảnh xung đột trong gia đình cũng như ngoài xã hội có thể làm loạn thần phản ứng và các bệnh tâm căn khác. Còn một số nguyên nhân chưa rõ ràng như: di truyền, biến đổi chuyển hóa, miễn dịch và cấu tạo thể chất có thể dẫn đến những bệnh tâm thần nội sinh như: tâm thần phân liệt, loạn thần hưng trầm cảm.

Phân biệt bệnh thần kinh và bệnh tâm thần

Bệnh nhân mắc bệnh tâm thần thường mất hết ý thức và hành động điên khùng.

Cách phân biệt bệnh thần kinh và bệnh tâm thần

Bệnh thần kinh và bệnh tâm thần là hai loại bệnh khác nhau, nhiều khi ta không phân biệt được rõ hai loại bệnh này dẫn đến việc điều trị trở nên khó khăn.

Hệ thần kinh có 2 chức năng đó là chức năng bình thường và chức năng cao cấp. Bởi chức năng bình thường như vận động, phản xạ, cảm giác và dinh dưỡng, chức năng cao cấp của thần kinh đó là: tri giác, trí nhớ, trí tuệ, cảm xúc, ý thức và tư duy, tưởng tượng…Khi chức năng bình thường của hệ thần kinh bị rối loạn thì dẫn đến người bệnh có các bệnh thần kinh như: Đau dây thần kinh tọa, liệt dây thần kinh ngoại biên, viêm não, viêm tủy sống, thoát vị đĩa đệm…

Bệnh tâm thần có tổn hại thực thể của hệ thần kinh không rõ rệt, cho dù bạn tiến hành chụp chiếu hay xét nghiệm thường không phát hiện ra sự tổn thương của thực thể nào. Hầu hết đa số các dấu hiệu bệnh là do rối loạn chức năng của não gây ra các dấu hiệu của bệnh tâm thần như: bệnh tâm thần phân biệt, bệnh trầm cảm hay bệnh hoang tưởng, bệnh rối loạn cảm xúc…

Các biểu hiện triệu chứng của bệnh thần kinh và bệnh tâm thần

Triệu chứng bệnh thần kinh và bệnh tâm thần

Nếu chức năng cao cấp của hệ thần kinh bị rối loạn lại sinh ra bệnh tâm thần như: Bệnh tâm thần phân biệt, rối loạn tri giác, rối loạn tư duy, rối loạn ý chí và bệnh trầm cảm. Bệnh trầm cảm thì triệu chứng biểu hiện là rối loạn cảm xúc, rối loạn tri giác, rối loạn tư duy…

Ngày nay với sự phát triển của y học hiện đại và sự phát triển của đất nước bệnh nhân thường được điều trị trong 2 khoa riêng biệt đó là khoa Tâm thần và khoa thần kinh trong các bệnh viện đa khoa. Hiện nay đã có bệnh viện chuyên khoa tâm thần ở tuyến tỉnh, còn ở Việt Nam có 2 bệnh viện Tâm thần lớn đó là Bệnh Viện Tâm thần Trung ương 1 ở Hà Nội và Bệnh viện Tâm thần Trung Ương 2 ở Đồng Nai – Biên Hòa.

Điều trị bệnh thần kinh và bệnh tâm thần như thế nào?

Thực tế có nhiều người bệnh gặp không ít những khó khăn để nhận biết khi nào đi khám chuyên khoa thần kinh hay khi nào khám chuyên khoa tâm thần. Khi nói đến bệnh Tâm thần chúng ta thường hình dung đến hình ảnh những người xấu xí, hành động kỳ quặc, kêu la, tính khí thất thường và có những hành vi không giống ai…

Tuy nhiên, quan niệm đó có định kiến tiêu cực về bệnh tâm thần khiến người bệnh mất đi cơ hội được thăm khám và điều trị hiệu quả kịp thời. Thông thường những người bị bệnh tâm thần ban đầu không tin vào chính bản thân mình mắc bệnh tâm thần, cứ mải miết đi khám các chuyên khoa khác. Chỉ vì sợ kỳ thị và không ai muốn đi khám sức khỏe tâm thần vì sợ bị gán mác là người bệnh tâm thần.

Chính vì điều này cũng là nguyên nhân dẫn đến tư tưởng chán nản, định kiến với người bệnh tật và ngần ngại đi khám để điều trị dứt điểm. Sức khỏe tâm thần khác với bệnh tâm thần có nghĩa là ai cũng có sức khỏe tâm thần và sức khỏe tâm thần được quan tâm và coi trọng ngang với sức khỏe thể chất.

Theo một số liệu mà chúng tôi ghi nhận được có rất nhiều bệnh nhân gặp phải các triệu chứng và biểu hiện của bệnh tâm thần nhưng lại chọn khám với bác sĩ chuyên khoa thần kinh hoặc ngược lại. Nếu bạn đang có các triệu chứng của bệnh thần kinh kể trên đây, liên hệ đặt khám ngay với Nhà thuốc Lợi Phúc Đường để được tư vấn một cách tận tình nhất, hotline: 0977 890 845

Nguồn: chualanhbenh.com