Hệ thần kinh thực vật còn được gọi là hệ thần kinh tự chủ, có nhiệm vụ chi phối tất cả các chức năng tự động trong cơ thể như tim mạch, hệ tiêu hóa, tiết niệu, sinh dục và các tuyến bài tiết… Hệ thần kinh thực vật gồm hệ thần kinh giao cảm ( có vai trò kích thích hoạt động ) và hệ thần kinh phó giao cảm (có vai trò ức chế hoạt động) của các cơ quan trên.

Bình thường, hai hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm này luôn hoạt động cân bằng với nhau, đảm bảo cho các cơ quan làm việc chính xác và hiệu quả. Nhưng khi hệ thần kinh thực vật bị rối loạn chức năng thì sự cân bằng hoạt động của hệ giao cảm và phó giao cảm mất đi, làm rối loạn hoạt động của các cơ quan có liên quan gây ra nhiều triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật dấu hiệu đa dạng.

Các triệu chứng, biểu hiện của bệnh rối loạn thần kinh thực vật

Tùy thuộc vào hệ cơ quan bị ảnh hưởng mà người bệnh sẽ có một hoặc đồng thời nhiều biểu hiện, triệu chứng khác nhau.

Hệ thần kinh: Khi chức năng của hệ thần kinh bị ảnh hưởng có thể dẫn đến một số triệu chứng như run tay chân, đau đầu, mất ngủ…

Hệ tim mạch: Có thể bị đánh trống ngực, rối loạn nhịp tim, đau ngực, khó thở, tụt huyết áp tư thế…

Hệ tiêu hóa: Khó tiêu, ợ nóng, tiêu chảy kéo dài, tăng nhu động dạ dày, ruột, thay đổi vị giác, rối loạn tiểu tiện, đại tiện…

Hệ tiết niệu: Tiểu đêm, đái dầm, bí tiểu, tiểu không tự chủ.

Hệ sinh dục: Suy giảm chức năng tình dục như rối loạn cương, bất lực, xuất tinh sớm, xuất tinh ngược dòng, khô âm đạo…

Tuyến mồ hôi: Tăng tiết mồ hôi quá mức gây đổ mồ hôi nhiều ở tay, chân, đầu, mặt… hoặc giảm tiết mồ hôi gây khô da…

Các triệu chứng khác: Tê bì tay chân, da khô, gãy tóc, móng tay giòn, xanh xao, tay chân lạnh…

Làm sao hết rối loạn thần kinh thực vật?

Việc điều trị rối loạn thần kinh thực vật có hiệu quả hay không thường căn cứ vào những cơ quan đang chịu ảnh hưởng của các triệu chứng dấu hiệu mà người bệnh gặp phải để lựa chọn phương pháp phù hợp. Sau đây là một số cách điều trị bằng đông y của nhà thuốc Lợi Phúc Đường mà bạn có thể tham khảo:

Đối với các tổn thương hệ thần kinh, tim mạch: Cách điều trị lúc nào là sử dụng các bài thuốc có chứa thảo dược tự nhiên như Thiên ma, Câu đằng. Tác dụng thiết lập lại sự cân bằng giữa hệ giao cảm và phó giao cảm, hỗ trợ ổn định tính dẫn truyền thần kinh, đồng thời nuôi dưỡng tế bào thần kinh, giúp làm giảm các triệu chứng và làm chậm tiến triển của bệnh. Ngoài ra cần kết hợp với các bài tập như hít sâu thở chậm, ngồi thiền, yoga… để nâng cao hiệu quả chữa bệnh.

Đối với các tổn thương, rối loạn tiêu hóa: Người bệnh sẽ được chi định dùng thuốc nhuận tràng để điều trị táo bón, đi phân lỏng, giảm đau dạ dày… Kết hợp với việc chia nhỏ bữa ăn, tăng cường chất xơ, uống nhiều nước.

Đối với các rối loạn trên hệ tiết niệu: Người bệnh cần thực hiện các bài tập bàng quang để kiểm soát tình trạng đi tiểu không tự chủ, hạn chế uống nước vào buổi tối và trước khi đi ngủ, kết hợp với sử dụng thuốc theo chỉ định để ngăn chặn sự hoạt động quá mức của bàng quang.

Đối với những rối loạn chức năng tình dục: Bệnh nhân có thể dùng thuốc cải thiện sự cương cứng, thay đổi lối sống, hạn chế căng thẳng, không hút thuốc lá, hạn chế rượu bia, tập thể dục hàng ngày để bình ổn hoạt động của hệ thần kinh thực vật…

Nguồn chualanhbenh.com