Rối loạn thần kinh thực vật huyết áp thấp là một trong những căn bệnh thường gặp đối với những người có bệnh lý về tim mạch hoặc người già. Có rất nhiều người lo lắng và phòng tránh bệnh huyết áp cao mà quên rằng huyết áp thấp cũng là một trong những căn bệnh khá nguy hiểm. Vậy huyết áp thấp thường có những biểu hiện như thế nào? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Nhà thuốc Nam Lợi Phúc Đường nhé!

Huyết áp thấp là bệnh gì?

Huyết áp thấp là tình trạng huyết áp đột ngột giảm xuống dưới 90/60 mmHg, huyết áp thấp làm máu giảm đi vì co mạch. Được hiểu là áp lực được sinh ra trong quá trình đẩy máu khi tim bơm máu vào thành động mạch. Trong khi tiến hành đo huyết áp, bệnh nhân sẽ thu được hai thông số từ máy đo điện tử, bao gồm như: Huyết áp tâm trương ( số dưới) và huyết áp tâm thu ( số trên).

Như vậy cho biết, huyết áp thấp là một trong những bệnh lý liên quan tới tim mạch, thường được chẩn đoán khi chỉ số huyết áp đạt dưới 90/60 mmHg, nghĩa là:

  • Huyết áp tâm thu từ 90 mmHg trở xuống
  • Huyết áp tâm trương từ 60 mmHg trở xuống

bieu-hien-huyet-ap-thap

Huyết áp thấp là tình trạng huyết áp đột ngột giảm

Rối loạn thần kinh thực vật huyết áp thấp là triệu chứng của rất nhiều bệnh lý y khoa và có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân, đặc biệt độ tuổi thường gặp là người cao tuổi. Đối với các trường hợp tập thể dục thường xuyên, đứng quá lâu hoặc thậm chí đứng lên từ tư thế ngồi hay nằm có thể làm giảm huyết áp. Điều này được gọi là huyết áp thấp tư thế hoặc huyết áp thấp tư thế đứng.

Nhiều người bị bệnh huyết áp thấp thường có chung những biểu hiện bên ngoài như: mệt mỏi, buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu khi họ phải thay đổi tư thế đột ngột. Bạn có thể dùng phương pháp kiểm tra huyết áp bằng cách đo huyết áp bằng các máy đo huyết áp điện tử hoặc tới các trung tâm y tế để theo dõi.

Người bị huyết áp thấp có các biểu hiện sau

Có nhiều người cho rằng, chỉ có huyết áp tăng cao mới gây ra những bệnh lý nguy hiểm nhưng thay vào đó lại là một ý nghĩ sai lầm. Bởi, thực tế huyết áp thấp làm cho bệnh nhân gặp nhiều ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến cuộc sống và kèm theo những biến chứng khó lường. Sau đây là một số dấu hiệu phổ biến thường gặp ở bệnh nhân mắc bệnh huyết áp thấp như:

Đau đầu

Đau đầu là một trong những triệu chứng thường gặp ở người bị huyết áp thấp, cơn đau đầu nặng hơn rất nhiều. Đặc biệt trong khi bạn hoạt động thể lực nhiều hoặc gặp nhiều căng thẳng, stress làm cho bệnh nhân vô cùng mệt mỏi vì cảm giác đau đầu không thể chịu được. Rối loạn thần kinh thực vật gây đau đầu làm cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu.

Chóng mặt

Chóng mặt là một trong những triệu chứng thường găp ở bệnh nhân khi thay đổi tư thế đột ngột, có thể bạn đứng dậy tức thì khi ngồi quá lâu bạn sẽ cảm thấy choáng váng khiến bạn không thể kiểm soát được. Nếu như tình trạng này lặp đi lặp lại thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sống của bạn, do đó bạn cần cân nhắc việc kiểm tra khi nhận thấy sự bất ổn từ cơ thể.

chong-mat-dau-dau

Đau đầu, chóng mặt là một trong những biểu hiện của bệnh huyết áp thấp

Ngất xỉu

Bệnh huyết áp thấp chuyển biến nặng hơn sẽ xuất hiện các triệu chứng ngất xỉu, rơi vào tình trạng vô thức đột ngột. Nếu như bệnh nhân không đề phòng sẽ dễ bị chấn thương đầu, xương khi bị ngất.

Kém tập trung

Huyết áp giảm cũng là một trong những yếu tố làm cho bạn thường xuyên cảm thấy mất tập trung. Bởi vì, khi huyết áp giảm, làm cho lượng máu trong cơ thể không đủ cung cấp cho não bộ hoạt động như bình thường. Đồng thời, gây ra sự thiếu hụt oxy cho các tế bào của não khiến cho bệnh nhân khó tập trung vào mọi việc.

Buồn nôn

Bệnh nhân bị hạ huyết áp thường xuyên xuất hiện triệu chứng buồn nôn hoặc cảm giác lợm giọng. Bệnh không quá nghiêm trọng nhưng triệu chứng này cũng ảnh hưởng nhiều đến sức hỏe, cảm giác chán ăn và mệt mỏi ở người mắc bệnh, để khắc phục tình trạng này bạn có thể uống một ít nước chanh.

huyet-ap-thap-co-nguy-hiem-khong

Đo huyết áp thường xuyên sẽ giúp bạn biết được tình trạng sức khỏe của mình

Da nhợt nhạt, cảm giác lạnh

Khi hạ huyết áp tay chân bệnh nhân thường tê cứng, cơ thể cảm giá lạnh cóng, sắc da nhợt nhạt. Các bác sĩ cho rằng việc huyết áp giảm dẫn đến việc thiếu máu và oxy cung cấp cho da nên thân nhiệt bị giảm. Để giảm bớt triệu chứng này bạn có thể uống một cốc nước nóng giúp cơ thể giữ ấm.

Nhịp tim nhanh, hơi thở nông

Huyết áp giảm khiến lượng oxy cung cấp cho cơ thể bị thiếu, đồng thời phổi và tim phải tăng cường hoạt động để hỗ trợ cho sự hô hấp. Chính vì vậy, nhịp tim nhanh, hơi thở nông khiến cho bệnh nhân thở nhanh, thở ngắn dẫn đến những bệnh lý nguy hiểm.

Mệt mỏi

Bệnh huyết áp thấp là một trong những triệu chứng mệt mỏi thường xuất hiện sau khi bệnh nhân ngủ dậy. Tay chân rã rời, tinh thần mệt mỏi khiến người bệnh cảm thấy thiếu sức sống, không muốn làm gì cả. Nếu bạn cảm thấy quá mệt mỏi, sức khỏe được hồi phục nên nghỉ ngơi.

Cách điều trị huyết áp thấp?

Điều chỉnh chế độ ăn uống

Những người bị bệnh huyết áp thấp cũng một phần là do ăn uống mà ra, do đó khi phát hiện mình bị bệnh huyết áp thấp cũng nên tự điều chỉnh huyết áp của mình bằng cách ăn uống. Nên ăn đồ ăn mặn hơn người bình thường trong khoảng thời gian nhất định để giúp cân bằng lại huyết áp một quá trình theo dõi cụ thể về việc ăn mặn cũng sẽ giúp quá trình giữ nước cho cơ thể lâu hơn. Uống nước lọc đầy đủ để giúp cân bằng nước và thanh lọc được cơ thể, nhất là với phụ nữ không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà đẹp a, bổ sung lượng sắt đầy đủ theo tháng.

che-do-an-cho-nguoi-huyet-ap-thap

Một lối sống lành lạnh

  • Nên có một lối sống lành mạnh để bảo vệ sức khỏe như là: không hút thuốc, giảm lượng rượu bia trong mức thấp có thể.
  • Chế độ ăn uống giảm chất béo để phòng việc thừa cân, tim mạch, tiểu đường
  • Làm việc vừa sức không nên cố gắng quá như lao động nặng hoặc thức quá khuya
  • Tập luyện vận động thể dục thể thao nhẹ nhàng như: đi bộ, bơi lội, cầu lông tùy theo sở thích cá nhân của mỗi người.

Khi bạn có một lối sống lành mạnh và sự vận động sẽ giúp cho các mạch máu được co giãn đều hơn, sự lưu thông bơm máu tốt giúp cho bệnh nhân huyết áp thấp thuyên giảm có sự cân bằng hơn.

Uống nhiều nước

Uống nhiều nước là cách giúp bạn ngăn ngừa sự mất nước và làm tăng lượng máu trong cơ thể, nên hạn chế những loại đồ uống có chứa cồn, cồn không chỉ khiến cơ thể mất nước mà còn làm giảm huyết áp ngay cả khi bạn đã cung cấp đủ nước cho cơ thể.

nguoi-bi-huyet-ap-thap-nen-uong-nhieu-nuoc

Đo huyết áp thường xuyên

Đo huyết áp thường xuyên sẽ giúp bạn biết được tình trạng sức khỏe của mình, từ đó có những biện pháp phòng ngừa và tránh được những hậu quả đáng tiếc xảy ra, nếu không có nhiều thời gian thăm khám tại các bệnh viện, tốt nhất bạn nên sắm cho bản thân và gia đình của mình một chiếc máy đo huyết áp tại nhà, ngoài ra còn tiết kiệm chi phí mà còn rất tiện dụng.

Huyết áp thấp là một trong những căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng nếu như không được phòng tránh và chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Vì thế mỗi người bệnh cần phả chú trọng đến các dấu hiệu, biểu hiện bất thường của cơ thể để phát hiện sớm và có những biện pháp chữa trị kịp thời, nhằm phòng tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

=>> Một số video bệnh nhân mắc rối loạn thần kinh thực vật bị huyết áp cao:

=>> Để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như có những thắc mắc, xin vui lòng liên hệ Hotline: 0977 890 845 để giải đáp mọi thắc mắc của quý bạn đọc. Hoặc truy cập website: https://chualanhbenh.com/