Triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật biểu hiện rất phong phú, đa dạng với các tên gọi khác như rối loạn thần kinh tự chủ, rối loạn thần kinh chức năng, rối loạn hệ thần kinh thực vật, rối loạn thần kinh tim. Bởi các tên gọi khác nhau cũng dựa trên triệu chứng và biểu hiện bệnh mà có. Vậy bệnh rối loạn thần kinh thực vật có bao nhiêu triệu chứng? Những triệu chứng nào xuất hiện nhiều ở bệnh nhân nhất?

Rối loạn thần kinh thực vật là bệnh gì?

Rối loạn thần kinh thực vật tên tiếng Anh là Automic Dysfunction xảy ra khi thần kinh thực vật bị tổn thương gây nên những triệu chứng rối loạn. Với hội chứng bệnh này có rất nhiều tên gọi khác nhau như: Rối loạn thần kinh tự chủ, rối loạn thần kinh chức năng, rối loạn hệ thần kinh thực vật, rối loạn thần kinh tim.

Tại sao lại xảy ra chứng rối loạn này?

Bệnh rối loạn thần kinh thực vật xuất hiện khi các dây thần kinh của hệ thống thần kinh tự chủ bị phá hủy, ban đầu các triệu chứng biểu hiện nhẹ, diễn ra rất đỗi quen thuộc như: Hoa mắt, chóng mặt, tức ngực khó thở, tim đập nhanh, ù tai, mất ngủ…. Tuy nhiên, theo thời gian nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm, có thể đe dọa đến mạng sống hoặc có thể ảnh hưởng một phần hoặc toàn bộ hệ thần kinh thực vật.

roi-loan-than-kinh-thuc-vat-20

Rối loạn thần kinh thực vật tên tiếng Anh là Automic Dysfunction

Hệ thần kinh thực vật được phân chia thành hai hệ chính: Đó là thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên, trong đó thần kinh trung ương được phân chia thành hai hệ, hệ thần kinh động vật và hệ thần kinh thực vật. Hai hệ này hoạt động phối hợp với nhau dưới sự chỉ huy của vỏ não. Chính vì vậy, hệ thần kinh động vật có chức năng tiếp nhận thông tin và chi phối những hoạt động theo ý muốn chủ quan của con người như đi lại, nói năng, ăn uống, kiểm soát được tốt những hành động của mình. Còn hệ thần kinh thực vật chi phối các hoạt động tự động của cơ thể bao gồm các cơ quan nội tạng như: tiêu hóa, tuần hoàn, nội tiết, dinh dưỡng…

Có bao nhiêu triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật?

Nguyên nhân dẫn đến bệnh rối loạn thần kinh thực vật là do sự mất cân bằng giữa hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm, tưởng chừng hai hệ này có tác dụng đối lập nhau nhưng lại có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau. Ví dụ như hệ giao cảm tăng thì gây tăng nhịp tim, nhịp thở, huyết áp, đi tiểu nhiều lần khiến mồ hôi ra nhiều lần… Còn chức năng của hệ phó giao cảm có chức năng trái ngược nhau nhưng luôn được điều hòa nhằm duy trì và điều khiến những hoạt động tự động của cơ thể.

Bởi vậy mà rối loạn thần kinh thực vật có rất nhiều tên gọi khác nhau như: Rối loạn thần kinh tim, rối loạn thần kinh chức năng, rối loạn thần kinh tự chủ. Theo một số nghiên cứu chỉ ra rằng đối với những người mắc phải hội chứng rối loạn thần kinh thực vật xuất hiện những sự thay đổi bất thường của cơ thể, sự mất điều hòa chất dẫn truyền thần kinh serotonin, nồng độ Noradrenalin và các chất chuyển hóa của nó cũng tăng. Với các triệu chứng lâm sàng điển hình như sau:

  • Hồi hộp, lo âu, sợ hãi, tim đập nhanh đây cũng là một trong những triệu chứng thường gặp nhất làm cho người bệnh “nhầm lẫn” với bệnh tim mạch, nên bệnh này thường gọi là rối loạn thần kinh tim. 
  • Hơi thở nông, hụt hơi, cảm giác nghẹn ở cổ thường xuất hiện ở phụ nữ
  • Chân tay tê mỏi, tê bì chân tay giống như mất trương lực cơ, cầm nắm khó khăn với các triệu chứng thường xuất hiện nhiều, rõ rệt vào buổi chiều hoặc chiều tối. 
  • Có một số bệnh nhân xuất hiện những cơn nóng bừng người hoặc nóng dọc theo xương sống, cáu gắt, giận dỗi, thân nhiệt thay đổi từ nóng sang lạnh.
  • Mồ hôi toát ra quá mức, chân tay lòng bàn tay bàn chân hay các phần trên cơ thể. 
  • Chứng run tay làm cho người bệnh khó cầm nắm, sinh hoạt khó khăn.
  • Làm giảm tình dục, di tinh ở nam giới, xuất tinh sớm, giảm cương cứng ở nam và rối loạn kinh nguyệt, khô âm đạo ở nữ.
  • Lo âu, lo lắng quá mức, bồn chồn đứng ngồi không yên. 
  • Mất tập trung, khó tập trung vào công việc
  • Mất ngủ, ngủ không sâu giấc nhiều ngày khiến suy nhược cơ thể.
  • Sợ lạnh, sợ gió, sợ nước, bàn chân và bắp chân lúc nào cũng cảm thấy lạnh ngay cả khi thời tiết mùa hè nóng nực nhưng bệnh nhân cảm thấy lạnh hoặc đi ra ngoài phải mặc nhiều quần áo, khăn che kín đầu, chân đi tất mới cảm thấy dễ chịu…
  • Gặp phải các vấn đề về thị lực như phản ứng với ánh sáng chậm chạp, sợ lái xe vào ban đêm hoặc lúc chập choạng tối. 

 

trieu-chung-roi-loan-than-kinh-thuc-vat-1

Tim đập nhanh, tức ngực khó thở là một trong những triệu chứng thường gặp của bệnh rối loạn thần kinh thực vật

Bạn có thể trải qua một vài triệu chứng hoặc có tất cả triệu chứng này, bởi vì còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của từng người, nguyên nhân và hậu quả có thể dẫn đến bệnh nhẹ hay nặng. Còn triệu chứng run cơ và yếu có thể xảy ra do các loại khác nhau của bệnh rối loạn thần kinh thực vật.

Ngoài ra, khi thay đổi tư thế cũng khiến cho tình trạng cơ thể bị ảnh hưởng. Ở tư thế đứng sẽ khởi phát triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, đầu óc lâng lâng, buồn nôn, vã mồ hôi và ngất. Khi xuất hiện triệu chứng này giải pháp tốt nhất là nằm xuống giúp cải thiện triệu chứng.

Còn rất nhiều triệu chứng khác cũng là dấu hiệu của bệnh rối loạn thần kinh thực vật như: Đau buốt thắt lưng, ngủ mơ nhiều, ngủ không sâu giấc, sợ lạnh, cơ thể lúc nóng lúc lạnh thất thường, chân tay lạnh ngắt, sợ gió, sợ rét, ngại tắm và ra mồ hôi nhiều bất thường, sắc mặt trắng bệch, đầy trướng bụng, chân tay lạnh ngắt, tiểu nhiều, nước tiểu trong, ngại tắm, tim đập nhanh, choáng váng, hoa mắt, chóng mặt,..

Một số lời khuyên hữu ích khi điều trị bệnh rối loạn thần kinh thực vật

Rối loạn thần kinh thực vật thực tế không phải là một loại bệnh cụ thể mà chỉ là những rối loạn hoạt động thần kinh tự động, tuy không gây tử vong, nhưng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các cơ quan nội tạng trong cơ thể. Vì vậy mà hiện nay việc điều trị rối loạn thần kinh thực vật chủ yếu là điều trị các nguyên nhân gây ra bệnh, Tây y hiện mới chỉ điều trị được các triệu chứng của bệnh, chưa chữa trị được tận gốc căn nguyên gây bệnh.

thuoc-nam-linh-tien-duoc-dac-tri-roi-loan-than-kinh-thuc-vat (2)

Thuốc nam Linh Tiên Dược điều trị bệnh rối loạn thần kinh thực vật hiệu quả

Tuy nhiên, phương pháp thuốc Nam được nhiều người áp dụng sử dụng bởi không chỉ được 100% thành phần thảo dược từ thiên nhiên, an toàn, lành tính, hiệu quả cao mà còn không gây ra những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe như các loại thuốc Tây Y. Một trong những sản phẩm được rất nhiều người mắc rối loạn thần kinh thực vật sử dụng đó là sản phẩm thuốc Nam Linh Tiên Dược. Sản phẩm của Nhà thuốc nam gia truyền Lợi Phúc Đường, với 8 đời làm thuốc gia truyền Nhà thuốc đã cứu chữa giúp hàng nghìn người trên khắp mọi miền đất nước, từ Nam ra Bắc với những bài thuốc quý được cha ông để lại. Cùng đón xem video chia sẻ quá trình điều trị của các bệnh nhân đến Nhà thuốc Lợi Phúc Đường điều trị bệnh rối loạn thần kinh thực vật.

Quá trình chia sẻ của các bệnh nhân mắc rối loạn thần kinh thực vật trên 10 năm

Ngoài kết hợp với các phương pháp vật lý trị liệu như: xông hơi thuốc trên huyệt, xoa bóp, bấm huyệt cũng là một trong những cách giúp cho việc điều trị bệnh nhanh khỏi hơn. Không chỉ dùng thuốc, người bệnh còn phải có suy nghĩ tích cực, duy trì thể dục và có lối sống lành mạnh, không lạm dụng các chất kích thích như: rượu bia, thuốc lá, thuốc lào, trà đặc, cà phê…

Việc kiểm soát tốt tâm trạng của chính bản thân cũng là cách giúp việc điều trị nhanh chóng có kết quả. Sắp xếp lịch làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tập hít thở sâu và xoa các vùng trên rốn hàng ngày sẽ có tác dụng mạnh trong việc phòng và điều trị rối loạn thần kinh thực vật. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ qua Hotline:  0977 890 845 / 0966 992 089 Hoặc truy cập website: chualanhbenh.com