Chức năng hệ thần kinh thực vật là điều hòa các quá trình chuyển hóa vật chất nhằm điều hòa các hoạt động của cơ quan nội tạng trong cơ thể. Tình trạng mất cân bằng sẽ gây ra chứng rối loạn thần kinh thực vật, vậy hệ thần kinh thực vật có chức năng gì? Cấu tạo ra sao? Chúng có vai trò như thế nào đối với cơ thể?

Hệ thần kinh thực vật là gì?

Theo một số nghiên cứu cho biết, hệ thần kinh thực vật có tên tiếng Anh là ( Autonomic Nervous System), đây còn được gọi là hệ thần kinh tự chủ. Hệ thần kinh thực vật là gì?

Hệ thần kinh thực vật là hệ thống thần kinh có chức năng kiểm soát các hoạt động của các cơ quan trong cơ thể một cách tự động và không phụ thuộc vào bộ não như: Nhịp tim, huyết áp, tiểu tiện và tiêu hóa, bài tiết…

Chức năng hệ thần kinh thực vật là gì?

Chúc năng hệ thần kinh thực vật điều hòa các quá trình chuyển hóa vật chất, điều hòa hoạt động của các cơ quan nội tạng trong cơ thể cũng như hệ thần kinh trung ương. Điều hòa các cơ quan thường có sự tham gia của hai hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm, với trạng thái chức năng của các cơ quan mà hệ thần kinh thực vật ảnh hưởng điều chỉnh hoặc ảnh hưởng phát động nếu cơ quan có tính tự động và hoạt động liên tục với các xung động truyền đến các dây thần kinh giao cảm và phó giao cảm làm tăng hoặc giảm hoạt động của các cơ quan. Ảnh hưởng của hệ thần kinh thực vật với cơ quan trong trường hợp này gọi là ảnh hưởng điều chỉnh, nếu cơ quan không hoạt động liên tục và hưng phấn dưới ảnh hưởng của các xung động truyền đến nó theo các dây thần kinh giao cảm hay phó giao cảm lên cơ quan trong cơ thể như sau:

he-than-kinh-thuc-vat-3

Như vậy, thông qua bảng này chúng ra thấy rõ kích thích giao cảm gây ảnh hưởng đến một số cơ quan, ức chế lên một số cơ quan khác. Tương tự như vậy, hệ phó giao cảm có tác dụng kích thích lên một số cơ quan gây ức chế lên một số cơ quan khác. Khi hệ giao cảm kích thích một cơ quan thì phó giao cảm lại ức chế cơ quan ấy chứng tỏ đó là lúc hai hệ này có tác động đối lập nhau. Hầu như phần lớn các cơ quan này thường do một hệ chi phối mạnh hơn là hệ kia.

Cấu tạo hệ thần kinh thực vật gồm những gì?

Hệ thần kinh thực vật bao gồm hai nhánh: Đó là hệ thần kinh giao cảm và hệ thần kinh phó giao cảm, hai hệ này trái ngược nhau sẽ gây ra hiện tượng rối loạn thần kinh thực vật. Tưởng chừng hai hệ trái ngược nhau nhưng lại có chức năng tương hỗ lẫn nhau giúp cho cơ thể được suy trì ổn định. Cấu tạo hệ thần kinh thực vật bao gồm như sau:

Hệ giao cảm

  • Trung khu của hệ giao cảm được phân bố ở sừng bên chất xám tủy sống từ ngực 1 đến thắt lưng 2 – 3
  • Hệ thần kinh giao cảm được coi là hệ thống ” chạy và hoạt động”

Hệ phó giao cảm

  • Trung khu hệ phó giao cảm được phân bố ở 3 nơi: não giữa, hành cầu não và các đốt cùng của tủy sống
  • Hệ thần kinh đối giao cảm được coi là hệ thống nghỉ ngơi và tiêu hóa

Hai hệ này thường hotaj động theo hướng đối lập, trong khi một hệ thống kích hoạt phản ứng sinh lý thì hệ thống kia ức chế một cách ngắn gọn, do đó cơ chế làm việc của hai hệ thống này là kích thích và ức chế.

chuc-nang-he-than-kinh-thuc-vat

Hệ thần kinh thực vật bao gồm hệ giao cảm và phó giao cảm

Hệ thần kinh thực vật có vai trò như thế nào?

Hệ thần kinh thực vật có vai trò vô cùng quan trọng trong việc chuyển hóa vật chất nhằm điều hòa các cơ quan nội tạng của cơ thể như sau:

1. Tác dụng lên mắt

Hệ thần kinh thực vật bao gồm có hai hệ, hệ phó giao cảm và hệ giao cảm có chức năng điều hòa, đóng mở đồng tử và điều chỉnh tiêu cực của nhân mắt. Kích thích giao cảm sẽ làm co các sợi cơ kia gây giãn đồng tử và còn kích thích phó giao cảm gây co các cơ vòng mống mắt làm đồng tử co lại.

Dây phó giao cảm chi phối đồng tử bị kích thích khi có quá nhiều ánh sáng vào mắt làm phản xạ cơ đồng tử có tác dụng bảo vệ võng mạc khỏi bị ánh sáng kích thích quá mức. Bởi khi thiếu ánh sáng thì dây giao cảm bị kích thích gây co cơ tia làm mở rộng thêm đồng tử để võng mạc thu nhận thêm ánh sáng. Do đó, thay đổi tiêu cực của nhân mắc thì hầu như hoàn toàn do hệ phó giao cảm chi phối kích thích phó giao cảm làm cho co các cơ thể mi làm giảm sức căng nên nhân mắt trở lên lồi hơn khiến cho ta nhìn rõ vật ở gần hơn.

2. Tác dụng lên tim

Những người mắc rối loạn thần kinh thực vật thường sẽ bị kích thích giao cảm làm tăng hoạt động của tim làm tăng hưng phấn, tăng dẫn truyền, tăng lực co bóp, tăng tần số và tăng dinh dưỡng cơ tim làm kích thích phó giao cảm thì có tác dụng ngược lại ngoại trừ tăng dinh dưỡng ở tim.

he-than-kinh-thuc-vat-anh-huong-den-tim

Người mắc rối loạn thần kinh thực vật thường sẽ bị kích thích giao cảm làm tăng hoạt động của tim làm tăng hưng phấn

3. Tác dụng lên các tuyến

Các tuyến mũi, nước mắt, nước bọt và nhiều tuyến của dạ dày bị kích thích mạnh bởi hệ phó giao cảm gây ra tăng tiết. Các tuyến tiêu hóa ở miệng và dạ dày chịu kích thích của hệ phó giao cảm rất mạnh gây tăng tiết, các tuyến ở ruột non và ruột già chủ yếu chịu sự chi phối của các yếu tố tại chỗ không do hệ thần kinh thực vật.

Khi hệ thần kinh thực vật kích thích giao cảm có tác dụng trực tiếp làm trực tiếp bài tiết nhiều men, sng lại gây ra hiện tượng co mạch đến tuyến nên làm giảm bài tiết về lượng. Hệ thần kinh giao cảm kích thích có tác dụng trực tiếp làm bài tiết nhiều men song nó lại gây hiện tượng co mạch đến tuyến nên làm giảm bài tiết về lượng, làm tăng tiết mồ hôi nhưng kích thích phó giao cảm lại không có tác dụng. Đặc biệt ở các bộ phận như: Lòng bàn tay, lòng bàn chân là sợ adrenergic chứa các sợi giao cảm, bị kích thích quá nhiều gây hiện tượng tăng tiết mồ hôi.

4. Tác dụng lên dạ dày ruột

Hệ giao cảm và phó giao cảm có tác dụng lên hoạt động cơ học của dạ dày ruột làm kích thích phó giao cảm tăng hoạt động của ống tiêu hóa làm tăng nhu động ruột, giãn các cơ thắt vòng nên làm cho thức ăn quá ống tiêu hóa nhanh. Ở những người bình thường các chức năng của ống tiêu hóa ít phụ thuộc vào hệ giao cảm, tuy nhiên khi kích thích mạnh giao cảm lại gây ra ức chế nhu động và làm co thắt vòng, hậu quả làm giảm sự vận chuyển thức ăn trong ống tiêu hóa và làm giảm cả bài tiết dịch.

he-than-kinh-thuc-vat-anh-huong-den-tieu-hoaa

Hệ thần kinh thực vật ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của dạ dày

5. Tác dụng lên huyết áp

Huyết áp tăng giảm thất thường phụ thuộc vào hai yếu tố như: Sức bơm của tim  và sức cản của mạch máu giúp kích thích giao cảm làm tăng cả hai yếu tố này làm huyết áp tăng mạnh. Hệ phó giao cảm làm giảm sức bơm của tim nhưng hầu như không có tác dụng gì lên sức cản của mạch chỉ gây hạ huyết áp nhẹ, nếu kích thích mạnh sẽ làm cho hệ phó giao cảm thì có thể làm tim ngừng đập hoàn toàn và làm mất huyết áp.

6. Tác dụng lên mạch máu vòng

Phần lớn các mạch máu vòng đại tuần hoàn phần lớn là các mạch của các tạng trong ổ bụng và mạch cửa ra bị co lại khi kích thích giao cảm. Kích thích phó giao cảm không có tác dụng rõ rệt lên vận mạch, nhưng lại gây giãn mạch ở một vài nơi như: Gây đỏ mặt bừng bừng, cáu gắt…

Trong một vài trường hợp cho biết, kích thích hệ giao cảm sẽ gây giãn mạch nhất là khi dùng thuốc làm liệt các tác dụng co mạch của giao cảm, thường thì tác dụng co mạch của giao cảm mạnh hơn nhiều so với tác dụng của phó giao cảm.

7. Tác dụng lên các chức năng của cơ thể

Kích thích giao cảm có tác dụng gây ức chế lên các ống trong gan, túi mật niệu quản và bàng quang còn kích thích phó giao cảm thì có tác dụng làm kích thích tăng hoạt động của các cơ quan trên. Làm tăng chuyển hóa gây ra hiện tượng làm giải phóng gluccoze từ gann vào máu nên glucoze huyết tăng làm tăng phân giải glucogen ở gan và cơ, tăng trương lực cơ, tăng chuyển hóa cơ sở và tăng hoạt động tâm thần. Cả hệ giao cảm và phó giao cảm đều tham gia vào quá trình hoạt động tình dục ở nam và nữ.

Bài viết trên đây của Nhà thuốc Lợi Phúc Đường hy vọng đã giúp Quý bạn đọc biết thêm về hệ thần kinh thực vật, chức năng và cấu tạo của hệ. Khi hai hệ thống này bị mất cân bằng sẽ gây ra các chứng rối loạn thần kinh thực vật làm suy giảm chất lượng cuộc sống cũng như công việc của rất nhiều người. Để biết thêm về căn bệnh này xin vui lòng liên hệ Nhà thuốc Nam gia truyền Lợi Phúc Đường để được tư vấn một cách tận tình nhất!

=>> Hotline: 0977 890 845  Hoặc truy cập website: chualanhbenh.com để đọc nhiều bài viết về sức khỏe!