Chế độ dinh dưỡng giữ vai trò rất quan trọng trong việc điều trị cho bệnh nhân mắc Covid – 19, một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ nhanh chóng giúp cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng, phục hồi sức khỏe cho người bệnh. Bài viết dưới đây của Nhà thuốc Lợi Phúc Đường sẽ cung cấp cho quý bạn đọc biết thêm về một số loại thực phẩm giúp bệnh nhân nên ăn và không nên ăn. 

Tại sao dinh dưỡng lại giữ vai trò quan trọng trong việc điều trị Covid – 19?

Covid -19 là một bệnh truyền nhiễm có thể gây ra các triệu chứng sốt, ho, suy nhược cơ thể, tức ngực, khó thở thay đổi vị giác và khứu giác. Những người mắc Covid – 19 bị ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng ở nhiều mức độ, tăng nhu cầu dinh dưỡng gây ra đo sốt, nhiễm trùng huyết, khó thở và giảm lượng dinh dưỡng do ho quá nhiều, khó nuốt, rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi kéo dài gây ra tình trạng kém ăn, chán ăn cơ thể suy nhược.

Việc điều trị bệnh diễn ra kéo dài lại càng làm cho người bệnh thường có nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng, suy giảm sức khỏe và giảm các khối cơ và sức bền hệ cơ – xương làm suy yếu và giảm vận động. Sau khi điều trị khỏi bệnh Covid – 19 một số triệu chứng vẫn còn ảnh hưởng đến sự thèm ăn và khả năng ăn uống của người bệnh. Chính vì điều này có thể dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, thiếu dinh dưỡng làm chậm quá trình hồi phục sau mắc bệnh.

Do đó, việc ăn uống đầy đủ và duy trì cân nặng một cách hợp lý chính là điều quan trọng để duy trì sức khỏe và thể lực để đảm bảo cho cơ thể có đủ chất dinh dưỡng ( nặng lượng, protein, vitamin và khoáng chất) giúp bảo vệ chống lại bệnh tật và giúp bạn mau phục hồi sau mắc bệnh.

Chế độ dinh dưỡng cho người mắc Covid-19

Chế độ dinh dưỡng đảm bảo nguyên tắc cân đối và đầy đủ dinh dưỡng

  • Nên ăn đủ số lượng, đa dạng các loại thực phẩm đảm bảo nhu cầu theo từng nhóm tuổi bao gồm: chất bộ đường, chất đạm, chất béo, vitamin, khoáng chất, chất sơ và nước.
  • Nên đảm bảo ăn đủ 3 bữa chính mỗi ngày hoặc có thể thêm 1 – 3 bữa phụ.
  • Luôn đảm bảo nguyên tắc chế biến hợp khẩu vị, sở thích và khả năng nhai nuốt thức ăn. Đối với những bệnh nhân xuất hiện tình trạng chán ăn, giảm vị giác, đau họng, ho, giảm khứu giác có thể chế biến dạng mềm, lỏng giúp bạn dễ ăn và dễ hấp thu hơn.
  • Nên thực hiện các nguyên tắc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong khi mua, chế biến và sử dụng hay bảo quản thực phẩm.
  • Đối với trẻ em hay người trưởng thành có bệnh lý nền như: đái tháo đường, tim mạch, suy thận cấp, suy thận mạn… Bạn cần thực hiện đúng chế độ dinh dưỡng theo tư vấn của bác sĩ.
  • Đảm bảo đa dạng thực phẩm để hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch như: Protein ( đạm), thiếu protein, ức chế việc hình thành kháng thể, giảm khả năng chống lại vi – rút. Trong bữa ăn hằng ngày đều cần chất đạm, cần phối hợp cả thực phẩm giàu đạm động vật ( cá, thịt gà, thịt bò, trứng, sữa…) và đạm thực vật ( các loại đậu, nấm, đậu phụ…)
  • Nên ăn cả dầu thực vật và mỡ động vật, trong đó chất béo thực vật chiếm khoảng 35% tổng lượng chất béo trở lên.
  • Uống đủ lượng nước cần thiết hằng ngày ( khoảng 1200ml – 1800ml/ngày).
  • Bổ sung thêm các vitamin C, D để tăng cường sức khỏe trong điều kiện cách ly, hạn chế tiếp xúc xã hội dài ngày.

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân mắc Covid - 19

Thực phẩm cần hạn chế đối với F0 sau điều trị Covid – 19

  • Bệnh nhân mắc Covid – 19 trong điều trị hoặc sau điều trị không nên ăn các thực phẩm có chứa nhiều cholesterol như: nội tạng động vật, óc… Ngoài ra, nên ăn ít nhất 3 bữa cá/1 tuần, 3 quả trứng/1 tuần và uống thêm sữa từ 1 – 2 cốc/ngày.
  • Không ăn mặn và các loại thực phẩm có chứa nhiều muối như: giò, chả, xúc xích, đồ hộp, đồ ăn nhanh, đồ biển, đồ khô hoặc các thực phẩm muối chua…
  • Hạn chế các loại thực phẩm, đồ uống có nhiều gas, không nên uống nước trước hoặc trong bữa ăn.

Chế độ dinh dưỡng tốt kết hợp với các liệu pháp điều trị giúp ngăn ngừa và hỗ trợ khắc phục tình trạng nhiễm trùng, góp phần chống lại đại dịch Covid – 19. Đồng thời góp phần tiết kiệm chi phí, nguồn lực co hệ thống chăm sóc sức khỏe cũng như cho cá nhân và gia đình người bệnh. Đối với những người mới khỏi bệnh Covid – 19 nên chọn protein có giá trị sinh học cao và cung cấp các acid amin thiết yếu. Bởi các amino acid có vai trò duy trì các hoạt động chức năng của cơ thể giúp tham gia vào các hàng rào bảo vệ sự dịch chuyển và hấp thu các chất dinh dưỡng.

Nguồn: chualanhbenh.com