Rối loạn thần kinh thực vật là sự mất cân bằng  mối quan hệ tương hỗ của hệ thần kinh giao cảm và hệ thần kinh phó giao cảm.Căn bệnh này tuy không nguy hại đến tính mạng con người nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, đặc biệt là tâm lý người bệnh. Các triệu chứng của bệnh biểu hiện đa dạng trên nhiều cơ quan tuy nhiên lại rất mơ hồ, vì vậy bệnh rất dễ bị chẩn đoán nhằm và điều trị sai hướng. Với mong muốn hạn chế tối đa sai sót trong quá trình chẩn đoán, bài viết giới thiệu với bạn đọc những điều cơ bản nhất cần phải biết khi chẩn đoán bệnh lý Rối loạn thần kinh thực vật. Từ đó giúp bạn đọc kịp thời theo dõi tình trạng sức khoẻ của bản thân và có hướng điều trị thích hợp.

I. Đối tượng thường gặp của bệnh Rối loạn thần kinh thực vật:

  • Đối tượng chủ yếu của bệnh rối loạn thần kinh thực vật là người trưởng thành, đặc biệt là người cao tuổi. Tuy nhiên, bệnh cũng có khả năng xảy ra ở trẻ em.
  • Ở cơ thể trẻ nhỏ, hệ thần kinh trung ương và não bộ đang trong giai đoạn hoàn thiện và phát triển. Vì thế, dễ bị tổn thương, bao gồm cả rối loạn thần kinh thực vật.
  • Giai đoạn mang thai, người mẹ chịu nhiều áp lực, stress hay chấn thương não, khi sinh ra trẻ sẽ có nguy cơ mắc bệnh rối loạn thần kinh thực vật cao hơn các trẻ em khác.
  • Vì vậy, các bậc phụ huynh phải thường xuyên kiểm tra, theo dõi chặt chẽ sức khỏe của trẻ để kịp thời phát hiện các triệu chứng bất thường, đưa trẻ đi khám và có biện pháp điều trị thích hợp.

II. Chẩn đoán bệnh Rối loạn thần kinh thực vật:

Chẩn đoán bệnh Rối loạn thần kinh thực vật dựa vào dấu hiệu lâm sàng, cận lâm sàng và tiền sử bệnh sử của bệnh:

1. Bệnh sử

Người bệnh rối loạn thần kinh thực vật thường than mệt mỏi, uể oải, chóng mặt, đôi khi có triệu chứng đau đầu âm ĩ, hay dữ dội, đau thắt ngực, đánh trống ngực, hay bị hồi hộp, hay quên, xao lãng. Ngoài ra, người bệnh thường than phiền tiểu buốt gắt hay tiểu không tự chủ, hay rối loạn tiêu hoá, khó thở, ảnh hưởng đến giấc ngủ, chế độ dinh dưỡng sinh hoạt, làm việc thường ngày. Một số người bệnh bị stress nặng với bệnh này, có tiền sử đi khám và điều trị nhiều nơi nhưng triệu chứng không thuyên giảm, ngày càng ảnh hưởng đến cuộc sống.

2. Triệu chứng lâm sàng

Bệnh rối loạn thần kinh thực vật thường không có triệu chứng thực thể rõ ràng, chủ yếu biểu hiện qua các dấu hiệu cảm quan. Vì vậy, gây nhiều khó khăn cho quá trình chẩn đoán và điều trị.

Khi đến khám người bệnh sẽ được thực hiện các biện pháp kiểm tra sau:

  • Kiểm tra hệ tim mạch, hô hấp: đánh giá nhịp tim, huyết áp của người bệnh  đáp ứng với các bài tập thể dục như thế nào.
  • Nghiệm pháp bàn nghiêng: đánh giá nhịp tim và huyết áp khi thay đổi tư thế đột ngột.
  • Kiểm tra đường tiêu hoá: thăm khám vùng bụng, kết hợp siêu âm, nội soi đường tiêu hoá.
  • Kiểm tra phản ứng của hệ thần kinh: đánh giá cách dây thần kinh điều khiển tuyến mồ hôi đáp ứng lại các kích thích như thế nào.
  • Kiểm tra chức năng tuyến mồ hôi: thông thường người bệnh sẽ được phủ một lớp bột, lớp bột này sẽ đổi màu khi người bệnh tiết nhiều mồ hôi.
  • Kiểm tra chức năng hệ tiết niệu: thăm khám lâm sàng kết hợp siêu âm bang quang và các cơ quan khác của hệ tiết niệu.

3. Các xét nghiệm thường quy

Ngoài các biện pháp thăm khám trên lâm sàng, các xét nghiệm thường quy sẽ hỗ trợ giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác hơn.

Các xét nghiệm thường quy thường gặp:

  • Xét nghiệm công thức máu
  • Xét nghiệm sinh hoá
  • Phân tích nước tiểu

Quá trình chẩn đoán bệnh được thực hiện dựa trên sự kết hợp đầy đủ các triệu chứng cơ năng, triệu chứng thực thể và xét nghiệm cận lâm sàng. Lưu ý cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh khác nhằm đảm bảo kết quả chẩn đoán chính xác nhất.

III. Chẩn đoán phân biệt Rối loạn thần kinh thực vật:

  • Chẩn đoán bệnh rối loạn thần kinh thực vật thường gặp nhiều khó khăn do các triệu chứng mơ hồ ở nhiều cơ quan, không có triệu chứng thực thể cụ thể. Vì vậy, bệnh dễ bị nhầm lẫn với các triệu chứng của bệnh tim mạch, phổi, bệnh suy nhược cơ thể hay các bệnh toàn thân khác.
  • Người bác sĩ phải thăm khám kĩ lưỡng, toàn diện, hỏi bệnh cặn kẽ kết hợp với các xét nghiệm kiểm tra thường quy. Nhằm đảm bảo việc chẩn đoán chính xác và đưa ra hướng điều trị kịp thời cho người bệnh.

Chính vì việc chẩn đoán bệnh rối loạn thần kinh thực vật rất dễ bị nhầm lẫn, vì vậy người bệnh phải hết sức thận trọng trong việc lựa chọn địa chỉ khám bệnh, chữa bệnh uy tín. Bài viết giới thiệu với bạn đọc Nhà thuốc Nam gia truyền Lợi Phúc Đường với nhiều năm kinh nghiệm trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh rối loạn thần kinh thực vật, là địa chỉ uy tín có thể tin tưởng và gửi gắm.