Rối loạn thần kinh thực vật là sự mất cân bằng giữa hệ thần kinh giao cảm và hệ thần kinh phó giao cảm, gây ra các triệu chứng biểu hiện của hệ cơ quan tim mạch, tiêu hóa, tiết niệu,… Các triệu chứng của bệnh Rối loạn thần kinh thực vật thường đa dạng mơ hồ gây nhiều khó khăn cho việc chẩn đoán và điều trị. Việc điều trị bệnh lý Rối loạn thần kinh thực vật có thể đạt hiệu quả cao nhất khi có sự kết hợp giữa biện pháp đông y và tây y. Rất nhiều nguồn tài liệu đã trình bày các thông tin cơ bản của bệnh lý trong tây y, tuy nhiên rất hiếm tài liệu đông y viết về bệnh lý này. Bài viết trình bày cho bạn đọc cách nhìn tổng quát nhất của bệnh Rối loạn thần kinh thực vật trong đông y.

I. Đông y chẩn đoán bệnh Rối loạn thần kinh thực vật như thế nào? Có sự khác biệt so với tây y hay không?

Trên thực tế bệnh này được chẩn đoán dựa vào các triệu chứng cơ năng của bệnh, cách chẩn đoán này giống nhau cả trong tây y và đông y. Vì vậy, người bác sĩ đông y và tây y đều có cái nhìn chung cơ bản giống nhau về bệnh, từ đó giúp việc phối hợp điều trị được thống nhất đạt hiệu quả cao. Các triệu chứng cơ bản của bệnh như:

  • Đau ngực
  • Tăng không khí, khó thở
  • Đau đầu
  • Mất ngủ, khó ngủ
  • Choáng váng khi ổi tư thế đột ngột
  • Tiết nhiều mồ hôi
  • Rối loạn tiêu hóa

II.Các thể bệnh Rối loạn thần kinh thực vật trong đông y

1. Âm hư hỏa vượng 

Đối tượng: thường là người cao huyết áp có các bệnh toàn thân như rối loạn tiền mãn kinh.

Triệu chứng của thể bệnh này: hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, ù tai, tim đập nhanh, hồi hộp, tay chân uể oải, cảm giác nóng ran vùng ngực, người nóng bừng, mặt đỏ, mệt nhiều về buổi chiều, lòng bàn tay nóng, nước tiểu vàng sậm, môi khô, có thể có táo bón, mất ngủ, cảm giác vướng đàm, có thể có cơn đau đầu.

Phân tích cơ chế phát sinh bệnh theo đông y:

Do thận suy yếu, tâm hỏa vượng làm người bệnh có triệu chứng hồi hộp buồn bực, khó ngủ. Bệnh nhiệt lâu ngày sẽ làm tổn thương chân âm nên âm hư hỏa vượng quấy nhiễu tâm thần sinh ra hồi hộp, mất ngủ. Tâm hỏa bốc lên gây ù tai, hoa mắt, môi khô, lưỡi đỏ, trong người bứt rứt.

2. Tâm thận cùng hư

Đây là thể bệnh thứ hai của Rối loạn thần kinh thực vật, bao gồm:

  • Tâm dương bất túc: gồm tâm khí hư và tâm dương hư.

Biểu hiện của người bệnh: hồi hộp, đoạn khí, người bệnh có triệu chứng hụt hơi khi hoạt động nặng như leo cầu thang, làm việc gắng sức, chạy bộ nhiều hay triệu chứng tức ngực, tự ra mồ hôi, lượng mồ hôi ra nhiều, người bệnh cảm thấy mệt mỏi hay thở dài, sắc mặt trắng nhợt nhạt, tay chân lạnh, sợ lạnh, sợ gió, ngại tắm.

  • Kèm thận hư

Người bệnh có triệu chứng: chóng mặt, ù tai, di tinh, buốt thắt lưng, khó ngủ, hay quên dễ bị mộng du khi ngủ, nước tiểu vàng hoặc hoạt tinh, dương suy xuất tinh sớm, sợ lạnh, hồi hộp hay tay chân lạnh, tiểu nhiều, nước tiểu trong, sợ gió, ngại tắm, ra nhiều mồ hôi.

  • Phân tích thể bệnh:

do dương khí suy yếu, tâm khí không đủ khả năng thôi động huyết mạch, thủy khí dâng lên gây hồi hộp, khó thở, tim đập nhanh. Phế khí hư yếu nên ra mồ hôi, sợ gió, sợ lạnh. Tâm dương hư nên người bệnh có biểu hiện của hiện tượng Hàn: người và tay chân lạnh. Bệnh có thể dẫn đến dương khí đại hư gây toát nhiều mồ hôi, tứ chi lạnh, hồi hộp, ảnh hưởng thần chí, nặng có thể gây ngất xỉu.

3. Tâm lý lưỡng hư

  • Đối tượng thường gặp: thiếu máu, suy nhược cơ thể (do bệnh tật, sinh đẻ, mổ đẻ hay dinh dưỡng kém).

Người bệnh có biểu hiện choáng, hoa mắt, chóng mặt, hồi hộp, bồn chồn. Đêm ngủ chập chờn, giấc ngủ không sâu, tim đập nhanh, sắc mặt nhợt nhạt, người mệt mỏi, ăn uống kém ngon miệng, đôi khi có biểu hiện trằn trọc, mất ngủ.

  • Phân tích: do tỳ hư mà tỳ chủ có chức năng vận chuyển tiêu hóa hấp thụ thức ăn. Tỳ hư nên vận hóa không tốt dẫn đến việc ăn không ngon miệng, gây chán ăn, thiếu dinh dưỡng, hấp thu kém gây mệt mỏi, uể oải. Tỳ chủ cơ nhục nên cơ nhục mềm nhão, tay chân mệt mỏi, rã rời. Tỳ hư không sinh được huyết dẫn đến không đủ máu nuôi các cơ quan, không nuôi được tâm, vì vậy gây mất ngủ, hay quên, giấc ngủ không ngon. Tâm chủ huyết mạch, vinh nhuận lên mặt, huyết hư không dưỡng được tâm nên tâm gây nên tâm quý, có biểu hiện hồi hộp, tim đập nhanh, thổn thức. Huyết hư không đủ thông ra tay chân nên gây tay chân mệt mỏi. Tóm lại, tỳ bệnh → huyết thiếu → không nuôi dưỡng tâm → gây ra triệu chứng bệnh.

4. Tâm huyết ứ trệ

  • Đối tượng thường gặp là các bệnh nhân mắc bệnh xơ vữa động mạch vành và co cứng cơ tim.
  • Biểu hiện của bệnh: Tim hồi hộp, đau tim, đau nhói hoặc đau râm rang vùng tim, đau từng cơn. Khi bệnh nghiêm trọng thì đau nhiều, móng tay xanh tím, ra mồ hôi, tứ chi lạnh. Do huyết ứ trệ nên máu lưu thông kém trong cơ thể làm tim đập nhanh, do vậy mà thiếu máu mao mạch toàn thân. Tâm dương bất chấn không đủ làm nóng chi nên chân tay lạnh, dương khí không giữ chắc ngoài biểu gây ra đổ nhiều mồ hôi.

5. Tâm can khí uất

  • Đối tượng thường gặp là phụ nữ, đặc biệt là những người làm việc căng thẳng.
  • Biểu hiện của bệnh: Người bệnh hay suy nghĩ nhiều, buồn bực vô cớ, đau bụng, ợ chua, hay thở dài mệt mỏi, đôi khi biểu hiện mắt đỏ, khô miệng, miệng có vị đắng, bí tiểu.

Trên đây là các thể bệnh Rối loạn thần kinh thực vật trong đông y, tùy vào thể bệnh mà có các phương pháp điều trị đông y hay bài thuốc gia truyền phù hợp khác nhau. Nhà thuốc nam Lợi Phúc Đường với nhiều năm kinh nghiệm trong việc điều trị bệnh Rối loạn thần kinh thực vật là địa chỉ khám chữa bệnh đông y uy tín, nổi tiếng, hiệu quả.

Xem thêm: www.chualanhbenh.com