Khi mang thai xuất hiện trào ngược dạ dày làm cho nhiều bà bầu cảm thấy mệt mỏi, uể oải, khó chịu. Bệnh nếu không được phát hiện sớm và có những biện pháp khắc phục sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc biết thêm về một số cách chữa trào ngược dạ dày cho phụ nữ đang mang thai và những điểm cần lưu ý! 

Trào ngược dạ dày là gì? Nguyên nhân dẫn đến trào ngược dạ dày ở phụ nữ mang thai 

Hiện tượng trào ngược dạ dày là tình trạng dịch dạ dày bao tử gồm: thức ăn, men tiêu hóa, hơi,… trào ngược lên vùng thực quản. Trong điều kiên sinh lý bình thường, khi chúng ta ăn uống thức ăn được đưa từ miệng xuống vùng thực quản, cơ vòng thực quản dưới mở ra cho phép thức ăn xuống dưới dạ dày sau đó tự động đóng kín lại để ngăn không cho thức ăn và dịch vị trào ngược trở lại. Bệnh trào ngược xảy ra khi dịch vị dạ dày trào ngược lên gây tổn thương các cơ quan thực quản, thanh quản và miệng. Đặc biệt tình trạng này xuất hiện ở phụ nữ đang mang thai gây ra cảm giác khó chịu, mệt mỏi. Vậy vì sao phụ nữ mang thai lại xuất hiện trào ngược dạ dày, chúng ta cùng nhau tìm hiểu nhé!

Hầu hết các chị em đang mang thai xuất hiện trào ngược dạ dày do những nguyên nhân sau:

  • Nội tiết tố progesterone tăng lên làm cho cơ tử cung giãn nở, đồng thời cũng làm giãn nở cho van dạ dày. Lúc này lượng acid dạ dày sẽ tràn ra làm cho bao tử có cảm giác khó chịu, đồng thời còn làm chậm lại các cơn co thắt của thực quản và ruột khiến cho việc tiêu hóa chậm hơn.
  • Thai nhi lớn dần sẽ đè lên dạ dày tao ra lực đẩy các dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản.
  • Việc ăn uống kém khoa học cũng gây ra rối loạn tiêu hóa, làm cho việc tích tụ thức ăn ở dạ dày và gây nên tình trạng trào ngược.

trao-nguoc-da-day-o-phu-nu-co-thai

Trào ngược dạ dày ở phụ nữ mang thai gây ra cảm giác khó chịu, mệt mỏi 

Một số cách chữa trào ngược dạ dày khi mang thai, mẹ bầu cần phải nhớ

1. Chia các bữa ăn thành bữa nhỏ

Thay vì ăn ba bữa ăn đầy đủ, phụ nữ mang thai nên chia bữa ăn thành nhiều bữa tránh tình trạng ăn quá no hoặc để bụng quá đói gây ra tình trạng nhiều dư thừa axit trong dạ dày. Tốt nhất bạn nên chia bữa ăn nhỏ thành 7 – 8 bữa giúp cho hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh.

2. Thay đổi tư thế ngủ

Phụ nữ khi mang thai nên nằm ở tư thế nghiêng qua bên trái giúp dạ dày ở dưới cuống họng còn cuống họng thì nằm ngang so với cơ thể. Điều này làm cho dịch vị cũng như thức ăn ở yên trong dạ dày, làm cho cơn co thắt thực quản sẽ tránh được chất trào lên cuống họng và thực quản. Đây cũng là tư thế giúp trẻ dễ dàng hấp thu dinh dưỡng của người mẹ thông qua nhau thai.

3. Uống sữa

Sữa không chỉ giúp cung cấp các chất dinh dưỡng dễ hấp thụ mà còn giúp chữa các triệu chứng trào ngược dạ dày khi mang thai. Vì trong sữa có tính kiềm và có khả năng trung hòa axit sẽ giúp hạn chế được sự dư thừa axit dẫn đến tình trạng trào ngược. Chình vì vậy mà khi mang thai mẹ bầu nên uống sữa ít béo, không béo hoặc sữa hạnh nhân vừa giúp ích cho cơ thể mà còn hỗ trợ được quá trình điều trị bệnh.

4. Không để tình trạng căng thẳng, stress

Trong thời kỳ mang thai tuyệt đối không để mẹ bầu gặp phải các tình trạng căng thẳng, stress đối với những người mang thai ở giai đoạn đầu, việc cơ thể thay đổi bất thường tác động không nhỏ đến tâm lý làm cho các mẹ hay lo lắng, mệt mỏi ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe mẹ và bé.

bien-chung-trao-nguoc-da-day

5. Uống nước giữa bữa ăn

Nước là một trong những thành phần rất tốt cho sức khỏe, trong cơ thể có 90% là nước, đồng thười nước cũng có tác dụng rất tốt đến việc điều trị trào ngược dạ dày ở phụ nữ mang thai. Nếu cung cấp đủ nước sẽ giúp trung hòa được lượng axit trong dạ dày, do nước có tính trung tính nên khi hấp thụ sẽ làm loãng axit trong dạ dày. Do đó, việc uống nước vào giữa các bữa ăn rất quan trọng.

6. Không nên ăn quá khuya

Dạ dày thường hoạt động rất nhiều trong ngày, buổi tối cần có thời gian nghỉ ngơi và củng cố hoạt động. Nếu ăn quá khuya sẽ làm cho dạ dày hoạt động nhiều hơn, lúc này hiệu quả sẽ tự động suy giảm. Lượng thức ăn sẽ tồn động lại trong dày sẽ kích thích tiết nhiều acid làm cho tình trạng trào ngược dạ dày ngày càng trầm trọng. Vì vậy, trong thời gian mang thai cần cung cấp các chất dinh dưỡng me bầu không nên ăn quá khuya, thời điểm tốt nhất bữa cuối nên cách thời gian ngủ khoảng 3 tiếng.

7. Nên kê cao gối khi nằm

Việc nằm ngủ đúng tư thế cũng rất quan trọng, việc dùng gối hơi cao để tránh trường hợp dạ dày và thực quản nằm trên cùng một đường thẳng dễ gây trường hợp trào ngược. Với tư thế này cũng giúp cho việc tiêu hóa thức ăn được tiến hành dễ dàng hơn.

8. Không sử dụng chất kích thích, rượu, bia, thuốc lá

Việc sử dụng các nhóm chất kích thích này ảnh hưởng không tốt cho hoạt động của nhiều cơ quan trong cơ thể như: Nicotin trong thuốc lá có thể làm giãn cơ, tăng nguy cơ trào ngược dạ dày ngoài ra nguyên liệu này còn giảm tiết nước bọt, giảm axit dạ dày.

Mang thai có phải là nguyên nhân gây ra chứng ợ nóng, trào ngược axit?

Trong thực tế, mang thai là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng trào ngược axit, ợ nóng. Bởi vì trong ba tháng đầu thai kỳ quá trình làm rỗng dạ dày diễn ra chậm hơn làm người bệnh cảm thấy đầy bụng, khó tiêu. Tuy nhiên sang đến ba tháng cuối thai kỳ thai nhi phát triển lớn hơn gây áp lực lên dạ dày khiến cho dạ dày cao hơn bình thường chính vì vậy sẽ gây ra tình trạng tăng nguy cơ trào ngược dạ dày.

cach-chua-trao-nguoc-da-day-khi-mang-thai

Mang thai là một trong những nguyên nhân gây ra triệu chứng ợ hơi, ợ nóng

Trào ngược dạ dày khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn thuộc những trường hợp sau đây, bạn nên tìm đến sự hỗ trợ của các Y, Bác sĩ:

  • Việc thay đổi thói quen ăn uống và lối sống không cải thiện được cơn trào ngược, thậm chí chứng bệnh còn trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Trào ngược axit gây ảnh hưởng đến giấc ngủ hoặc triệu chứng khó nuốt, sụt cân, ho, đi ngoài phân đen,…

Bệnh trào ngược dạ dày khi mang thai mặc dù rất phổ biến nhưng cũng có thể tự khỏi thông qua việc thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt và dùng thuốc điều trị phù hợp. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe cũng như ngăn ngừa triệu chứng bệnh tái phát người bệnh cần phải tiến hành thăm khám sức khỏe thường xuyên và có những cách điều trị phù hợp.

Đặc biệt, khi mang thai bạn không thể chữa trào ngược dạ dày bằng thuốc, bởi có thể gây tác động không tốt cho thai nhi. Để giảm tình trạng trào ngược dạ dày việc thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt là biện pháp tốt nhất giúp ngăn ngừa tính trạng trào ngược.

Bài viết trên đây, hy vọng sẽ giúp được các mẹ bầu giảm tình trạng khó chịu do trào ngược dạ dày thực quản. Nếu áp dụng đúng cách sẽ giúp bạn cải thiện những khó chịu trong thai kỳ của mình do bệnh trào ngược dạ dày gây ra. Chúc các bạn có nhiều sức khỏe và có một thai kỳ khỏe mạnh!

Để đọc nhiều bài viết hay hơn nữa về sức khỏe, truy cập website: chualanhbenh.com