Viêm loét dạ dày tá tràng là một trong những bệnh lý xuất hiện vô cùng phổ biến, xuất hiện ở nhiều độ tuổi khác nhau. Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm loét dạ dày là do chế độ ăn uống thiếu khoa học làm cho tình trạng tiết acid dịch vị tăng làm bào mòn vùng niêm mạc dạ dày và gây ra loét dạ dày. Bài viết dưới đây của Nhà thuốc Nam gia truyền Lợi Phúc Đường sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin vô cùng bổ ích về nên và không nên ăn gì khi mắc phải bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. 

NGUYÊN TẮC CẦN THỰC HIỆN TRONG CHẾ ĐỘ ĂN DÀNH RIÊNG CHO NGƯỜI VIÊM LOÉT DẠ DÀY

Dạ dày đóng vai trò rất quan trọng trong dinh dưỡng, bởi ngoài việc dự trữ và đưa thức ăn vào để tiêu hóa dần, dạ dày còn là cơ quan nghiền nhuyễn thức ăn và tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu hóa giúp cho việc hấp thu thức ăn được nhanh chóng hơn.

Chế độ ăn uống giữ vai trò rất quan trọng trong việc chữa trị bệnh viêm loét dạ dày, giảm tiết acid và giảm tác dụng của acid dạ dày tiết ra lên vùng niêm mạc dạ dày. Đồng thời hạn chế hoặc loại bỏ các chất kích thích có hại để dạ dày nghỉ ngơi và  làm cho vết loét dạ dày nhanh chóng mau lành vết thương.

Những thức ăn nên dùng

  1. Thực phẩm giàu đạm như: thịt, cá nạc nên chế biến luộc, hấp, om dễ hấp thu
  2. Sữa, trứng có tác dụng giúp trung hòa aicd trong dạ dày: Sữa bò, sữa hộp, bơ, phomat
  3. Rau củ non luộc hoặc nấu dạng súp, các loại rau củ phải ăn chín
  4. Thực phẩm ít mùi vị như: tinh bột ( cơm nát, cơm nếp nát, bánh mỳ, các loại khoai củ, cháo)
  5. Dầu ăn sống có tác dụng làm giảm bài viết acid dịch vị ( với số lượng ít) 

thuc-pham-tot-cho-nguoi-bi-dau-da-day

Những thực phẩm tốt nhất cho người bị bệnh đau dạ dày

Những thức ăn không nên dùng

  1. Những thức ăn nhiều mùi vị, chất thơm, nhiều dầu mỡ như: đồ chiên rán, nướng, thịt ướp muối, cá ướp muối,…
  2. Các  loại thịt nguội chế biến sẵn: Dăm bong, lạp xưởng, xúc xích và các loại nước sốt, nước thịt cá đậm đặc
  3. Sữa chua
  4. Những loại thức ăn cứng làm cho dạ dày co bóp khó khăn
  5. Gia vị, giấm, tỏi, tiêu, ớt, dưa muối.
  6. Quả đu đủ chín, chuối tiêu, táo, quả chua
  7. Không sử dụng chè, cà phê, rượu, thuốc lá. 

thuc-pham-toi-ky-voi-nguoi-bi-benh-dau-day

BỊ VIÊM LOÉT DẠ DÀY NÊN UỐNG GÌ?

Bên cạnh những thực phẩm có lợi cho dạ dày, người bệnh cũng nên quan tâm đến thức uống dành cho người bị viêm loét dạ dày rất quan trọng. Bạn có thể tham khảo dưới đây:

Cung cấp đủ nước

Người bị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thường xuất hiện các triệu chứng như: Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, buồn nôn gây ra những cảm giác khó chịu, mệt mỏi cho người bệnh. Chính vì vậy cần phải bù nước, cung cấp đủ nước giúp cơ thể được thanh lọc. Người bệnh nên uống từ 2 – 2.5 lít nước lọc mỗi ngày giúp cơ thể thải độc tốt hơn.

Nên uống các loại nước ép, trà thảo mộc

Bạn có thể bổ sung các loại nước ép, nước dừa, trà thảo mộc để tăng cường sức đề kháng, ngừa chứng khó tiêu, đầy bụng. Ngoài ra trong trà thảo dược còn có tác dụng kháng viêm, làm giảm đau dạ dày rất tốt.

nuoc-ep-trai-cay-giup-cho-da-day-khoe-manh

Nên uống nước ép trái cây giúp giảm đau dạ dày rất tốt

Thức uống có chứa lượng mỡ trong sữa thấp

Các trường hơp bệnh nhân mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng không ăn được nhiều có thể sử dụng các loại sữa có lượng mỡ trong sữa thấp giúp cho niêm mạc dạ dày được khỏe mạnh. Bên cạnh việc cung cấp dưỡng chất cho cơ thể thì các loại sữa có lượng mỡ ít sẽ giúp ức chế lượng axit dạ dày.

MỘT SỐ ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI CHẾ BIẾN CHẾ ĐỘ ĂN TRONG QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRỊ BỆNH

Theo một số chuyên gia khuyên rằng, để giảm mức độ triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng xuất hiện, người bệnh nên áp dụng những thực đơn ăn uống tốt cho hệ tiêu hóa. Sau đây là thực đơn ăn uống dành cho bệnh nhân dạ dày cần lưu ý:

  • Thức ăn nên thái nhỏ, nấu chín kỹ, mềm và chế biến luộc, hấp giúp cho người bị đau dạ dày dễ dàng tiêu hóa và dễ hấp thụ hơn.
  • Nên ăn chậm và nhai kỹ để tránh vừa ăn, vừa đọc báo, xem phim điều này làm cho dạ dày tăng bài tiết của nước bọt, tiêu hóa dễ dàng hơn.
  • Nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày để thức ăn có thể trung hòa được acid.
  • Không nên để bụng quá đói khi dạ dày rỗng, co bóp mạnh hơn gây đau, thậm chí chảy máu. Ăn quá no khiến cho dạ dày căng to, co bóp yếu ảnh hưởng đến quá trình nhào trộn thức ăn, tăng cọ xát làm tăng cơn đau.
  • Tránh ăn quá đặc sẽ làm cho dịch vị khó thấm vào những khối thức ăn hoặc ăn quá lỏng và nhiều nước quá sẽ làm pha loãng dịch vị và giảm thiểu khả năng tiêu hóa.
  • Thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh đều làm cho dạ dày co bóp mạnh hơn và gây đau.Chính vì vậy thức ăn phù hơp nên ăn ấm khoảng nhiệt độ 40 độ C tốt cho tiêu hóa – hấp thụ.
  • Ngoài ra, tránh những căng thẳng lo âu kéo dài cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, có thể khiến cho bệnh ngày càng nặng hơn. Chính vì vậy bạn cần cân bằng công việc và đời sống tránh áp lực, căng thẳng trong công việc làm dạ dày tiết axit nhiều hơn. Do đó, người bệnh cần nghỉ ngơi, thư giãn nhiều hơn để giải tỏa giúp cho bệnh tình ngày thuyên giảm.

nhai-ky-thuc-an-tranh-benh-viem-loet-da-day

Chế độ ăn uống hợp lý giúp cho dạ dày nhanh chóng khỏe mạnh

Bài viết trên đây của Nhà thuốc Đông Y gia truyền Lợi Phúc Đường, hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc biết thêm về những thông tin vô cùng hữu ích giúp đẩy lùi bệnh viêm loét dạ dày tá tràng nhanh chóng. Những thực phẩm, đồ uống cần tránh không tốt cho dạ dày, đồng thời nên ăn và uống gì giúp dạ dày khỏe mạnh. Để chữa trị khỏi hoàn toàn bệnh viêm loét dạ dày tá tràng người bệnh cần phải sử dụng thuốc đúng cách, có chế độ ăn uống hợp lý, khoa học là một trong những cách giúp bệnh tình thuyên giảm.

Nguồn: chualanhbenh.com