Theo sự nghiên cứu và tìm hiểu của các bác sĩ Lợi Phúc Đường thì chức năng của hệ thần kinh thực vật là điều hòa các quá trình chuyển hóa vật chất, điều hòa hoạt động của cơ quan nội tạng cũng như của chính hệ thần kinh trung ương. Trong điều hòa chức năng của các cơ quan thường có sự tham gia của cả hai hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm.

Ảnh hưởng của hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm lên chức năng của các cơ quan trong cơ thể diễn ra như sau: giao cảm làm giãn đồng tử thì phó giao cảm làm co, giao cảm làm giãn mạch thì phó giao cảm làm co, giao cảm làm tăng nhịp tim thì phó giao cảm làm giảm nhịp tim, giao cảm làm giảm nhu động và trường lực dòng ruột thì phó giao cảm làm tăng nhu động và trương lực…

Phản xạ thực vật là các phản xạ được thực hiện với sự tham gia của các neuron thuộc hệ thần kinh thực vật. Được chia làm phản xạ thực vật chính thức, phản xạ thực vật tại chỗ và phản xạ axon.

Rối loạn thần kinh thực vật có nguy hiểm đến tính mạng hay không?

Để trả lời cho câu hỏi này, bạn cần phải hiểu rõ rối loạn thần kinh thực vật không phải là một căn bệnh cụ thể mà là những sự rối loạn trong hoạt động của hệ thần kinh thực vật.

Các rối loạn này khiến tín hiệu giữa não và các phần của hệ thần kinh tự động bị gián đoạn, cụ thể như mạch máu, tim và tuyến mồ hôi. Đây cũng có thể là nguyên nhân gây ra sự giảm hoạt động hoặc thực hiện chức năng bình thường ờ một hoặc nhiều cơ quan của cơ thể.

Có thể nói triệu chứng của bệnh này xuất hiện ở đâu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cơ quan đó. Và ảnh hưởng nặng nề nhất chính là gây ra tâm trạng chán nản, buồn bực, mệt mỏi, không có sức sống thường xuyên, có nhiều trường hợp dễ bị trầm cảm, nhất là tình trạng trầm cảm sau sinh… suy nghĩ tiêu cực dẫn đến làm hại bản thân.

Vì thế, mặc dù không gây ra nguy hiểm đến tính mạng nhưng đây là thách thức lớn nhất đối với các bác sĩ điều trị lẫn bản thân người bệnh.

Tuy nhiên trong những trường hợp nặng hơn, việc nhận định ranh giới giữa rối loạn tuần hoàn ngoại vi do chức năng và tổn thương thực thể sẽ khó khăn hơn.

Theo đó các rối loạn tuần hoàn do thần kinh thực vật có nguy cơ gây ra các biến đổi thực thể tại những cơ quan trong cơ thể.

Một số căn bệnh có thể là biến chứng của bệnh

Chứng xanh tím đầu chi: Đây là chứng rối loạn thần kinh thực vật thường gặp, những trường hợp nặng cũng khó chẩn đoán phân biệt với bệnh Raynaud. Ngoài tình trạng xanh tím ở đầu chi thì người bệnh không có cảm giác đau nhức mà chỉ thấy sưng phồng.

Chứng đỏ đầu chi: Biểu hiện là những cơn giãn mạch máu gây ra những mảng da màu đỏ tím ở các ngón tay kèm theo cảm giác đau dữ dội kéo dài nên thường phải ngâm tay vào nước lạnh để giảm đau.Những biểu hiện tương tự như thế còn có thể gặp trong chứng tăng hồng cầu và đái tháo đường.

Bệnh Raynaud: Căn bệnh đặc trưng với các cơn đau do co thắt mạch tại động mạch, khiến màu da bị biến đổi theo pha co thắt khiến các ngón tay có nguy cơ bi loét.

Chứng ngón tay và ngón chân chết: Người bệnh khi gặp lạnh sẽ khiến các đầu ngón tay ngón chân lạnh ngắt, tái nhợt như người chết. Khi đó cần phải chống lạnh tối đa và tránh sử dụng nước lạnh đối với tay, chân và cần dùng bít tất thường xuyên.

Bệnh cứng bì: Đây là một loại bệnh tạo keo, các rối loạn về tuần hoàn tương tự bệnh Raynaud nên 2 bệnh này có thể kết hợp với nhau.

Phù nề thần kinh mạch: Bắt đầu phù đột ngột ở một khu vực nào đó trên cơ thể, thường gặp nhất là ở mi mắt và mặt. Tình trạng phù xuất hiện nhanh và biến đi cũng không lâu, có tính chất thoáng qua trong thời gian ngắn.

Chứng từ của người bệnhTổng hợp video bệnh nhân chia sẻ bệnh rối loạn thần kinh thực vật

Nguồn: Chualanhbenh.com