Bệnh thương hàn là một bệnh truyền nhiễm đường tiêu hóa có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi bao gồm cả người lớn và trẻ nhỏ. Đối với trẻ nhỏ thường tiến triển bệnh năng hơn gây ra nguy cơ biến chứng và nguy cơ tử vong cao hơn so với thương hàn ở người lớn do cơ thể trẻ còn yếu và hệ miễn dịch còn chưa hoàn chỉnh, sức đề kháng kém. 

1. Bệnh thương hàn là gì?

Bệnh thương hàn là một bệnh cấp tĩnh toàn thân do vi khuẩn Samonella enterica typ huyết thanh Typhi gây nên với bệnh cảnh sốt kéo dài. Nếu như chưa chữa trị kịp thời gây ra nhiều biến chứng nặng như xuất huyết tiêu hóa, thủng ruột, viêm cơ tim, viêm não dẫn đến tử vong. Đây cũng là bệnh thường gặp ở hầu hết các nước đang phát triển trên thế giới ở Châu Á, Châu Phi, Mỹ La Tinh lây qua đường phân miệng từ những thức ăn mang mầm bệnh.

2. Triệu chứng bệnh thương hàn

Thời gian ủ bệnh không triệu chứng khoảng 3 đến 60 ngày, thời kỳ khởi phát tuần thứ nhất từ từ tăng dần gây ra các triệu chứng như sau:

  • Sốt cao tăng dần lên đến 40 độ C
  • Đau đầu, đau mỏi cơ khớp toàn thân, mệt mỏi
  • Mạch nhiệt phân ly
  • Xuất hiện chảy máu mũi
  • Nhiễm trùng rõ rệt
  • Ga to, lách to, bụng chướng
  • Tổn thương phổi.

Thời kỳ toàn phát ( ở tuần thứ hai): kéo dài 2 – 3 tuần với triệu chứng như sau:

  • Sốt cao 40 độ C
  • Mạch nhiệt phân ly
  • Nhiễm trùng rầm rộ
  • Lưỡi khô, rêu lưỡi trắng dày, rìa lưỡi đỏ
  • Tiêu chảy phân đen
  • Bụng chướng, lách to, dấu hiệu ùng ục hố chậu phải
  • Đào ban: ban màu hồng nhạt có kích thước 2 – 4mm ở ngực bụng.
  • Loét Duguet: loét hình bầu dục ở nếp amidan trước
  • Li bì, hôn mê

Cảm thương hàn

Đau đầu, đau mỏi cơ khớp toàn thân, mệt mỏi

Thời kỳ lui bệnh và hồi phục ( tuần thứ ba) xuất hiện các triệu chứng như sau:

  • Sốt giảm dần
  • Đỡ mệt, tỉnh táo dần trở lại
  • Hết tiêu chảy, bụng đỡ chướng
  • Ăn ngon miệng.

Xem thêm triệu chứng và phương pháp điều trị rối loạn thần kinh thực vật

3. Biến chứng của bệnh thương hàn

  • Các biến chứng tiêu hóa
  • Xuất huyết tiêu hóa
  • Thủng ruột
  • Viêm miệng lợi
  • Ỉa chảy
  • Xuất huyết tiêu hóa
  • Các biến chứng gan mật
  • Tăng nhẹ transaminase
  • Viêm túi mật cấp hoặc mạn tính
  • Các biến chứng tim mạch
  • Trụy mạch
  • Viêm cơ tim
  • Viêm động mạch, tĩnh mạch
  • Biến chứng thần kinh
  • Viêm màng não
  • Viêm não tủy
  • Viêm thần kinh sọ và thần kinh ngoại biên
  • Biến chứng khác
  • Áp xe phổi, viêm màng phổi thanh tơ huyết
  • Rối loạn đông máu do tiêu thụ
  • Do điều trị không đủ liệu trình kháng sinh
  • Người mang khuẩn mạn tính
  • Vi khuẩn trong đường mật, tổ chức lympho ở ruột và được đào thải qua phân.

4. Cách chăm sóc bệnh nhân thương hàn

4.1 Biến chứng tiêu hóa

Bệnh thương hàn gây ra biến chứng tiêu hóa, bạn nên áp dụng những cách sau:

  • Chườm ấm khi người bệnh đau bụng
  • Nếu người bệnh táo bón không thụt tháo và không uống thuốc tẩy
  • Cho người bệnh ăn chế độ ăn lỏng, mềm
  • Uống nhiều nước.

chuom-am-tren-bung

Chườm ấm khi người bệnh đau bụng

4.2 Biến chứng tim mạch

Gây ra các biến chứng tim mạch như: trụy tim mạch, viêm cơ tim, viêm động mạch, viêm tĩnh mạch sâu, viêm màng ngoài tim và viêm nội tâm mạc.

Theo dõi:

  • Mạch huyết áp, hạ thân nhiệt
  • Quan sát tình trạng tím tái, chi lạnh và vã mồ hôi.
  • Tình trạng đau ngực, loạn nhịp.
  • Tình trạng đau dọc theo động mạch ( xuất hiện cảm giác như kiến bò hay chuột rút).
  • Quan sát da và hoại thư mạch
  • Nếu có dấu hiệu bất thường báo ngay cho bác sĩ để xử lý kịp thời.

4.3 Biến chứng thần kinh

Chăm sóc

  • Đặt người bệnh tư thế an toàn tránh ngã
  • Đối với người bệnh mê sảng đặt canuyl Mayo tránh cắn phải lưỡi hay nằm nghiêm mặt sang bên tránh sặc
  • Đặt đường truyền tĩnh mạch ngoại vi
  • Phụ giúp bác sĩ chọc dịch não tủy nếu có chỉ định
  • Đặt sonde dạ dày cho ăn qua sonde trong trường hợp mê sảng

Theo dõi:

Ý thức của người bệnh: tỉnh, li bì, lơ mơ, mê sảng…

5. Một số bài thuốc Đông Y chữa bệnh cảm thương hàn

bai-thuoc-xong-cam

5.1 Bài thuốc xông cảm

  • Lá hồng bì tươi: 100g
  • Lá bưởi tươi: 100g
  • Lá cúc tần tươi: 50g
  • Lá ngại cứu tươi: 50g

+ Chủ trị: Cảm mạo phong hàn dẫn đến phát sốt, sợ rét, không ra mồ hôi, nhức đầu, ngạt mũi, chảy nước mũi trong, hắt hơi, đau lưng, đau mình.
+ Cách dùng, liều lượng: Các vị thuốc được rửa sạch cho vào nồi, sau đó đổ vào 1 – 2 lít nước đun sôi đem ra để nồi xông vào nơi kín gió, người bệnh cởi trần trùm chăn kín cho nồi xông vào trong chăn, mở vung hé từ từ ( sức nóng người bệnh chịu được) cho hơi nóng bốc ra khắp quanh người. Khi nhìn thấy toàn thân mồ hôi đã ra đều khắp là tốt, nếu mồ hôi chỉ ra từng phần cơ thể phải xông thêm cho tới khi mồ hôi ra đều khắp cơ thể,lấy khăn lau khô mồ hôi, thay quần áo nằm nghỉ. Ngày xông 1 lần, hôm sau còn sốt có thể xong tiếp lần nữa.

Lưu ý: 

+ Bài thuốc này có thể cho thêm lá chanh, lá chuối tươi.

+ Trong bài thuốc nếu thiếu 1 vị cũng dùng được.

+ Cảm sốt đã có mồ hôi ra hoặc về chiều và đêm sốt tăng lên, mệt mỏi ly bì thì cấm dùng xông. Nếu dùng làm cho mồ hôi ra quá nhiều sẽ mất tản dịch dễ biến chứng hoặc sốt kéo dài.

5.2 Rượu địa liền

  • Địa liền: 40g
  • Sinh khương: 30g
  • Rễ lá lốt: 20g
  • Rượu trắng: 40 độ 300ml

+ Chủ trị: Phòng ngừa cảm lạnh khi thời tiết thay đổi, mưa gió rét lạnh

+ Cách dùng – liều lượng: Địa liền, gừng tươi, lá lốt rửa sạch thái mỏng, phơi khô ngâm vào rượu. Khi sản xuất hoặc đi xa về uống 15ml và dùng xoa khắp cơ thể.

5.3. Trà kinh giới hoắc hương

  • Kinh giới: 120g
  • Hoắc hương:120g
  • Tô diệp: 80g
  • Cát căn:120g
  • Bạc hà: 80g
  • Hương phụ tử chế: 80g
  • Sinh khương:40g
  • Thông bạch:40g

+ Chủ trị: Cảm phong hàn, trị chứng sốt rét, nhức đầu, cứng gáy, không ra mồ hôi, đau bụng, đầy trướng bụng, nôn mửa…

+ Cách dùng – liều lượng: Kinh giới, hoắc hương, tía tô, bạc hà, sinh khương, thông bạch ( hành tăm) rửa sạch, phơi âm can hoặc sấy nhẹ 40 – 50 độ C. Cát căn rửa sạch, thái mỏng phơi hoặc sấy khô, hương phụ tứ chế sấy khô. Tất cả các vị tán thô trộn đều, trẻ em từ 1 – 5 tuổi ngày dùng 10g; 6 – 10 tuổi ngày dùng 15g 11- 16 tuổi ngày dùng 20g; Người lớn ngày dùng 30g, hãm với nước đun sôi gạn lấy nước, uống như nước trà, uống xong đắp chăn nằm cho ra mồ hôi.

+ Kiêng kỵ: Kiêng các chất tanh, mỡ, sống, lạnh, trường hợp cảm sốt không có mồ hôi, không sợ rét không dùng.

chao-tri-cam-thuong-han

5.4 Cháo giải cảm

  • Gạo tẻ: 3 phần
  • Gạo nếp: 1 phần
  • Lá tía tô tươi 1 chét nhỏ tay
  • Hành hoa tươi ( cắt bỏ rễ) 5 cây
  • Gừng tươi 1 củ nhỏ

+ Chủ trị: Phát sốt, sợ rét, không ra mồ hôi, nhức đầu, ngạt mũi, chảy nước mũi trong, hắt hơi, đau mình do nhiễm cảm phong hàn.

+ Cách dùng – liều lượng: Cháo đã nấu chín, các lá rửa sạch thái nhỏ, gừng giã dập băm nhỏ cho tất cả vào bát tô, múc cháo nóng đổ lên trên, có thể cho thêm 1 chút muối, mì chính, quấy đều ăn nóng khi ăn xong đắp chăn nằm nghỉ cho ra mồ hôi ra khắp người. Nếu trường hợp thấy người mệt mỏi nhiều, bụng không đầy, đại tiện không lỏng thì nên dùng thêm quả trứng gà cho vào bát cùng với các vị thuốc, múc cháo nóng đổ lên trên, nêm gia vị và quấy đầu ăn nóng sẽ giúp cho cơ thể tăng thêm sức đề kháng, đẩy tà khí ra ngoài sẽ hết sốt và hết mệt mỏi.

Việc sử dụng các thảo dược từ Đông Y trong điều trị chứng cảm thương hàn là phương pháp điều trị toàn diện nhằm làm giảm ho, làm dịu và hết ngứa cổ họng, giảm đau rát và dễ khạc đờm, hết nghẹt mũi giúp thở dễ dàng và làm giảm chứng đau đầu và mệt mỏi. Các phương pháp này giúp người bệnh cảm thấy khỏe khoắn, minh mẫn không gây buồn ngủ hay có các tác dụng phụ không mong muốn.

Nguồn: chualanhbenh.com