Bệnh nhân mắc Covid – 19 không chỉ trực tiếp gây ra các vấn đề về thần kinh mà còn ảnh hưởng đến tâm lý. Về tâm lý thì chủ yếu là trạng thái căng thẳng, lo âu, lo lắng, bồn chồn, mạch nhanh hay thậm chí cảm thấy khó thở, tức ngực, mất ngủ… Thực chất, bệnh nhân hậu mắc Covid – 19 có gây ra triệu chứng của bệnh rối loạn thần kinh thực vật không? Tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!

Rối loạn thần kinh thực vật ở người nhiễm Covid – 19

Rối loạn chức năng thần kinh được báo cáo là triệu chứng ban đầu thường gặp ở bệnh nhân Covid – 19, hầu hết xuất hiện khoảng 80% bệnh nhân. Với những triệu chứng xuất hiện biểu hiện ban đầu của Covid – 19 và có thể xảy ra khi không có triệu chứng ngạt mũi hay chảy nước mũi. Theo một số nghiên cứu cho thấy ở hầu hết bệnh nhân mắc Covid – 19 xuất hiện tình trạng viêm và tổn thương dọc trục ở khứu giác nhưng không thể xác định liệu đây có phải là tổn thương do virus trực tiếp gây ra không, hay có suy đoán rằng virus Sars-CoV-2 có thể xâm nhập vào não qua con đường khứu giác.

Còn Bác sĩ chuyên khoa I, Nguyễn Huy Hoàng Trung tâm Oxy cao áp thuộc Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga, Bộ Quốc Phòng cho biết, trước khi Covid – 19 xuất hiện đã có rất nhiều người mắc chứng rối loạn thần kinh thực vật. Đặc biệt, xuất hiện nhiều ở nữ tuổi từ 35 đến 50, người già trên 65 tuổi hoặc những người có thần kinh yếu, thường xuyên lo âu, lo lắng. Khi đại dịch diễn ra, việc tiêm vaccine Covid-19 cũng như nhiễm virus này khiến cho các biểu hiện trở nên rõ ràng và nặng hơn.

Những triệu chứng của bệnh rối loạn thần kinh thực vật xuất hiện ngay trong quá trình người bệnh đang điều trị Covid -19, tình trạng này có thể kéo dài và diến tiến phức tạp trong vài tuần, thậm chí cả tháng sau khi F0 âm tính với virus.

Triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật

Bệnh rối loạn thần kinh thực vật gây ra nhiều triệu chứng khác nhau, xuất hiện cùng một lúc.

Tại sao lại xuất hiện tình trạng này?

Hệ thần kinh thực vật hoạt động một cách tự động, không phụ thuộc vào việc con người muốn hay không nhưng không thể bắt tim ngừng đập, phổi ngừng thở, đường ruột dừng co bóp… Ngoài các bệnh như: viêm dây thần kinh, ung thư… dẫn tới rối loạn thần kinh thực vật nguyên nhân chủ yếu là do thiếu máu não, ăn ngủ kém, lo lắng, căng thẳng lại khiến tình trạng lại nặng thêm.

Bệnh nhân khi mắc phải hội chứng bệnh rối loạn thần kinh thực vật lại xuất hiện những triệu chứng cơ năng rất mơ hồ như: thường xuyên cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, tim hồi hộp, lo sợ, lo âu, mất ngủ, khó ngủ, đánh trống ngực, tim đập nhanh, tức ngực, khó thở đôi khi có cảm giác hẫng người. Thông thường các cơn rối loạn này không có quy luật gì cả và cơn có thể kết thúc một cách đột ngột làm cho người ngoài tưởng rằng bệnh nhân ” giả bộ”.

Chứng rối loạn thần kinh thực vật này trong Đông Y còn gọi là rối loạn chức năng do hoạt động thần kinh cao cấp quá mức căng thẳng, kích thích ngoài ý muốn hoặc sau khi bị bệnh nặng ( mắc bệnh Covid – 19) làm cho cơ thể suy nhược dẫn đến công năng tạng phụ, âm dương khí huyết đều mất điều hòa dẫn đến rối loạn công năng.

Xem thêm: Triệu chứng của bệnh rối loạn thần kinh thực vật

Cách điều trị chứng bệnh này như thế nào?

Đối với những bệnh nhân mắc phải tình trạng rối loạn hệ thần kinh thực vật khi đang là F0 hoặc hậu Covid – 19 do nhiễm virus làm cho người bệnh thường cảm thấy lo lắng, ăn ngủ kém hơn. Bởi vì virus xâm nhập và gây tổn thương đến các tế bào thần kinh làm cho tình trạng rối loạn đông máu và rối loạn đáp ứng viêm toàn thân do hậu quả của Covid – 19 cũng là yếu tố dẫn đến tình trạng rối loạn hệ thần kinh thực vật.

roi-loan-than-kinh-thuc-vat-nen-lam-gi

Chế độ dinh dưỡng hằng ngày giúp ổn định hệ thần kinh một cách hiệu quả. 

=>> Giải pháp điều trị bệnh rối loạn thần kinh thực vật bằng thuốc thảo dược từ thiên nhiên

Để giải quyết vấn đề này, Bác sĩ đưa ra một số biện pháp cho người bệnh như sau:

+ Thứ nhất: Nên thường xuyên luyện tập thể dục thể thao đều đặn sẽ giúp người bệnh ngủ ngon, bớt căng thẳng, mệt mỏi. Đặc biệt, người bệnh cần tập luyện đều đặn mỗi ngày 15 – 10 phút với các bài tập đơn giản sau: ngồi thiền, tập yoga, đi bộ, đạp xe, bơi lội…

+ Thứ hai: Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, ăn nhiều rau xanh đặc biệt các loại rau có màu xanh, vàng, đỏ đậm, ăn cá giúp hệ thần kinh tốt hơn.

+ Thứ ba: Sử dụng những loại thuốc hỗ trợ như vitamin tổng hợp hay các thực phẩm bổ sung chứa omega-3, kẽm, vitamin D, thuốc bổ não và tăng cường tuần hoàn não giúp não hoạt động tốt hơn.

+ Thứ tư: Thở oxy cao áp. Bệnh nhân được đưavào một buồng oxy tinh khiết với áp suất cao hơn khoảng 1,5 – 2 lần thông thường giúp tăng lượng oxy và tối ưu khả năng phân phối oxy tới các mô, cơ quan giúp phục hồi các tế bào thần kinh bị tổn thương.

Nếu bạn biết cách điều chỉnh sinh hoạt hằng ngày cùng chế độ dinh dưỡng cân đối nhiều người sẽ ổn định sau khoảng 2 – 4 tuần mà không cần phải điều trị. Đối với những người mắc các triệu chứng ở mức độ nặng cần tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được điều trị kịp thời để không làm tình hình tiến triển phức tạp hơn, khó chữa trị ảnh hưởng tới các cơ quan trong cơ thể.

Đối với trường hợp bệnh nhân bị nặng nên sử dụng các thuốc đặc trị giúp bệnh tình thuyên giảm, ngoài ra nên thường xuyên trò chuyện cùng người thân, bạn bè sẽ giúp giảm lo lắng, kích thích hoạt động não sau khi khỏi bệnh.

Nguồn: chualanhbenh.com