Bệnh cảm thương hàn được tổ chức Y tế thế giới cảnh báo là một trong những căn bệnh nguy hiểm gây ra nhiều biến chứng, nếu không được điều trị kịp thời bệnh nhân có nguy cơ dẫn đến tử vong. Tuy nhiên vẫn có một số người mắc thương hàn nhẹ gây ra ít triệu chứng. Vậy bệnh cảm thương hàn xuất hiện những triệu chứng gì và cách điều trị như thế nào? Tìm hiểu ngay qua bài viết chia sẻ dưới đây nhé!

Cảm thương hàn là bệnh gì?

Bệnh thương hàn gồm có thương hàn và phó thương hàn, đây là một bệnh truyền nhiễm, lây lan và phát tán thành dịch. Bởi người mắc thương hàn có trực khuẩn thương hàn Salmonella typhi và trực khuẩn phó thương hàn Salmonella parartyphi A,B, C gây nên. Trực khuẩn thương hàn lây từ người này qua người khác, ví dụ như: Tay bị bẩn, nước hồ, ao, sông có phân của người bệnh hay quần áo, chăn, màn giường nhiễm khuẩn.

Căn bệnh này thường xuất hiện vào mùa thu hoặc mùa đông hay những thời điểm thời tiết thay đổi thất thường là yếu tố thuận lợi để dịch bệnh bùng phát. Bệnh cảm thương hàn là một bệnh do nhiễm khuẩn, trực khuẩn Salmonella là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh thương hàn. Bệnh liên quan tới đường tiêu hóa, sau đó lan ra khắp cơ thể người mắc bệnh thường khởi phát bệnh đột ngột và đi kèm với nhiều biến chứng nguy hiểm. Nếu không được điều trị kịp thời bệnh nhân có nguy cơ dẫn đến tử vong.

Dấu hiệu nhận biết cảm thương hàn

trieu-chung-benh-cam-thuong-han

Nhức đầu, ho, chảy máu mũi và sốt cao là dấu hiệu thường gặp của bệnh nhân mắc cảm thương hàn.

Bệnh nhân bị bệnh thương hàn thường có các dấu hiệu như sau: sốt liên tục, sốt cao đến 40 độ C, vã nhiều mồ hôi, viêm dạ dày ruột và tiêu chảy. Có một số trường hợp kèm theo ban dát, chấm màu đỏ hồng trên da. Bệnh được phát hiện và điều trị diễn biến qua 4 giai đoạn, mỗi giai đoạn kéo dài khoảng 1 tuần như sau:

  • Tuần đầu tiên: Bệnh nhân có biểu hiện sốt từ từ, tương ứng với nhịp tim và kèm theo chứng nhức đầu và ho, chảy máu mũi ( chảy máu cam).
  • Tuần thứ 2: Bệnh nhân nằm liệt giường và sốt cao ở mức 40 độ C nhưng nhịp tim chậm và tình trạng mạch nhiệt phân ly. Lúc này bệnh nhân luôn bị mê sảng, li bì nhưng thỉnh thoảng lại bị kích thích, chính vì mê sảng nên người ta gọi là ” sốt thần kinh” vùng thấp của ngực và bụng xuất hiện chấm ban hồng, phổi thấy ran ngáy ở đáy phổi, bệnh nhân trướng căng và đau ở vùng dưới phải kèm theo tiếng sôi bụng. Ngoài ra, bệnh nhân đi tiêu từ 6 – 8 lần/ngày, phân lỏng, phân nát không thành khuân, phân màu xanh lục, mùi đặc trưng…
  • Tuần thứ 3: Thường xảy ra một số biến chứng xuất huyết tiêu hóa có khi rất trầm trọng, thủng ruột non là biến chứng rất nặng có thể gây tử vong do nhiễm khuẩn huyết và viêm phúc mạc lan tỏa, viêm não, gây mủ ở các cơ quan khác gây viêm túi mật, viêm nội tạc và viêm xương…
  • Tuần thứ 4, nếu không bị biến chứng bệnh nhân sẽ khá dần sau một giai đoạn từ 7 – 10 ngày. Lúc này bệnh nhân mắc thương hàn với các biểu hiện như: sốt tăng dần, rối loạn tiêu hóa, bụng trướng, sôi bụng ùng ục ở hố chậu phải, phát ban dạng sởi ở vùng quanh thắt lưng. Bệnh nhân còn bị loét họng, loét ruột gây chảy máu ruột do độc tố thương hàn gây ra.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh cảm thương hàn 

Nguồn truyền nhiễm bệnh rất quan trọng của bệnh thương hàn đến người bệnh, khi người bệnh vẫn có thể lây nhiễm cho người khác trong thời gian ủ bệnh. Sau khi chấm dứt các triệu chứng lâm sàng đa số người đã khỏi bệnh vẫn mang vi khuẩn Salmonella typhi trong người vẫn tiếp tục đào thải vi khuẩn ra môi trường bên ngoài trong khoảng thời gian từ 2 – 3 tuần.

Người mắc bệnh thương hàn do uống nước hoặc ăn những loại thức ăn bị nhiễm khuẩn nhất là trứng, thịt bò, thịt gia cầm, sữa… Loại vi khuẩn thương hàn này có khả năng sinh sôi trong sữa và các chế phẩm mà không làm thay đổi tính chất hay mùi vị, phương pháp nấu chín thực phẩm là cách giúp giảm bớt nguy cơ nhiễm khuẩn nhưng lại không loại bỏ hoàn toàn nguy cơ.

Bệnh thương hàn có thể lây truyền từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc trực tiếp hay tiếp xúc với chất thải hoặc đồ dùng bị nhiễm khuẩn từ người bệnh. Bệnh này có thể xảy ra ở bất kỳ ai, bất kỳ độ tuổi nào những thường gặp nhất vẫn là những người trong độ tuổi 15 – 30, đây là nhóm tuổi có khả năng sinh sống và làm việc tại những nơi có điều kiện sống bất lợi như nguồn nước bị ô nhiễm, chất thải không được xử lý.

Xem video chia sẻ của bệnh nhân mắc bệnh cảm thương hàn biến chứng

Các triệu chứng của cảm thương hàn

Khi bị bệnh thương hàn, bệnh nhân có các triệu chứng đặc biệt như sau:

  • Sốt: Ban đầu sốt nhẹ, tăng dần lên trong vòng 4 – 7 ngày, sáng sốt nhẹ và chiều sốt cao, sốt nóng có khi kèm theo lạnh. Sau đó bệnh nhân sẽ sốt cao liên tục khoảng 39 – 41 độ C và có thể vã nhiều mồ hôi.
  • Nhức đầu, mệt mỏi, mất ngủ.
  • Rối loạn tiêu hóa: chán ăn, táo bón, buồn nôn, tiêu chảy.
  • Chảy máu cam: 1 – 2 lần.
  • Xuất hiện hồng ban ở các vị trí như sau: Lưng, ngược, tay, chân là một đám hồng ban có giới hạn rõ ràng, gặp ở bụng, vùng trước 2 mạn sườn, dưới vú hay trên rốn…

Bệnh cảm thương hàn gây ra những biến chứng gì?

Có một số trường hợp nặng bệnh cảm thương hàn chuyển sang các biến chứng như sau:

  • Biến chứng xuất huyết tiêu hóa: Các mạch máu có thể bị vỡ do loét các mảng Peyer dẫn đến xuất huyết đường ruột làm cho phân có màu đen hoặc các mảng máu bầm, máu tươi, huyết áp hạ người bệnh suy kiệt và tử vong nếu không được phát hiện và điều trị.
  • Thủng ruột có thể xảy ra nếu người bị thương hàn không có sự can thiệp sớm người bệnh đau bụng kịch liệt, bụng chướng và huyết áp tụt, tim đập nhanh cần phải được cấp cứu và hồi sức nội khoa kịp thời nếu không có thể nguy hiểm đến tính mạng.
  • Bệnh cảm thương hàn có thể dẫn đến viêm cơ tim, trụy tim mạch và hầu hết đều có tiên lượng nặng hoặc một số biến chứng khác như: viêm màng ngoài tim, nội tâm mạc, động mạch chi dưới…
  • Xuất hiện một số biến chứng xảy ra ở hệ thần kinh như: Viêm nàng não thương hàn, hệ hô hấp gồm viêm phế quản, tràn dịch màng phổi, viêm xương khớp, viêm thận, viêm đa cơ, viêm dây thần kinh thị giác cũng có thể xuất hiện tình trạng kế phát từ bệnh thương hàn.

Cách điều trị khi mắc cảm thương hàn

  • Điều trị đặc biệt bằng thuốc kháng sinh, người bệnh cần được điều trị theo kháng sinh đồ.
  • Điều trị hỗ trợ và giảm triệu chứng giúp hạ sốt khi nhiệt độ > 38,5 độ C, bù nước và điện giải.
  • Nên chăm sóc bệnh nhân chu đáo, cần chú ý chế độ ăn và dinh dưỡng đầy đủ, nên ăn những thức ăn mềm và dễ tiêu.
  • Phòng ngừa và phát hiện sớm điều trị kịp thời các biến chứng nguy hiểm.

Cách phòng tránh bệnh thương hàn

benh-cam-thuong-han-bien-chung

Nên đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để phòng tránh bệnh cảm thương hàn.

  • Sử dụng nguồn nước sạch trong sinh hoạt, ăn uống.
  • Luôn ăn chín, uống sôi.
  • Rửa tay sạch sẽ trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn hoặc sau khi đi vệ sinh.
  • Đảm bảo vệ sinh môi trường
  • Xử lý phân, rác thải triệt để hợp vệ sinh.
  • Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Thực hành ăn chín, uống sôi và dùng thực phẩm sạch.
  • Rửa tay sạch với xà phòng.
  • Phòng chống ruồi nhặng
  • Cách ly bệnh nhân và xử lý chất thải bệnh nhân đúng quy trình.
  • Nên tiêm phòng vắc xin thương hàn.
  • Khi có dấu hiệu của bệnh cần đi đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Bệnh cảm thương hàn hiện nay có thể điều trị dứt điểm bằng thuốc đặc trị nếu có sự can thiệp và điều trị sớm đúng cách, đủ liều lượng. Nếu bạn cần được tư vấn về các phương pháp điều trị cũng như cách phòng bệnh hiệu quả, bạn có thể liên hệ với Nhà thuốc Lợi Phúc Đường thông qua Hotline: 0977.890.845  để được tư vấn một cách tận tình nhất!

Nguồn: chualanhbenh.com