Ngày nay tình trạng bệnh nhân bị đái tháo đường ngày càng trở nên phổ biến, việc đo đường huyết giúp rất lớn cho việc chẩn đoán bệnh đái tháo đường hiệu quả. Kiểm tra đường huyết là cách đánh giá về lượng đường trong cơ thể, giúp hỗ trợ chẩn đoán những vấn đề sức khỏe của cơ thể. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết được thời điểm đo đường huyết chính xác nhất.

Chỉ số đường huyết là gì?

Đường ( hay glucose máu ) chính là nguồn năng lượng chính của cơ thể. Đồng thời đây cũng là nguồn nhiên liệu cực kỳ quan trọng và cần thiết cho các cơ quan đặc biệt hệ thần kinh và tổ chức não bộ.

Chỉ số đường huyết viết tắt à GI ( glycemic index) được định nghĩa là giá trị chỉ nồng độ glucose có trong máu thường được đo bằng đơn vị là mmol/l hoặc mg/dl. Nồng độ glucose trong máu liên tục thay đổi theo từng ngày thậm chí từng phút đặc biệt liên quan đến chế độ ăn uống sinh hoạt hàng ngày.

Thông thường trong máu luôn có một lượng đường nhất định, nếu lượng đường trong máu thường xuyên cao sẽ dẫn tới bệnh đái tháo đường và ảnh hưởng biến chứng đến nhiều cơ quan đặc biệt là thận mạch máu…

Việc đo đường huyết giúp đánh giá tình trạng tăng hay giảm của đường huyết để từ đó có thể chẩn đoán các bệnh liên quan đến chuyển hóa và nội tiết, một số hoc môn như: insulin, glucagon…

Thời điểm đo đường huyết một cách chính xác nhất

Điểm khác biệt giữa đường huyết ở người bình thường và đường huyết tăng cao.

Đối tượng nên đo đường huyết thường xuyên

  • Người có lối sống ít vận động, lười tập thể dục thể thao
  • Gen di truyền những gia đình có người đã bệnh lý đái tháo đường
  • Nam có vòng bụng trên 90cm, nữ có vòng bụng trên 80cm
  • Nồng độ HDL cholesterol nhỏ hơn 0.9 mmol/L hoặc nồng độ triglyceride lớn hơn 2.28 mmol/L
  • Phụ nữ có tiền sử bị buồng trứng đa nang hoặc đái tháo đường thai kỳ.
  • Những người bị bệnh tăng huyết áp, bệnh tim mạch hoặc xơ vữa động mạch.
  • Người có dấu hiệu rối loạn dung nạp glucose, ở lần xét nghiệm trước hoặc chỉ số HbA1c lớn hơn hoặc bằng 5.7%

3 thời điểm đo đường huyết chính xác nhất

Chỉ số đường huyết thường thay đổi liên tục trong ngày, vì thế bạn cần hiểu mới có thể đánh giá chính xác được tình trạng sức khỏe của cơ thể. Người khi đói hoặc lúc vừa ăn xong hoặc ở bất cứ thời điểm nào trong ngày sẽ có sự chênh lệch. Đối với một người bình thường chỉ số đường huyết được cho là an toàn như sau:

  • Đường huyết ở thời điểm bất kỳ sẽ nhỏ hơn 140mg/dl ( tương đương với 7.8 mmol/l)
  • Đường huyết khi bạn đang đói sẽ thấp hơn < 100mg/dl ( tương đương 5.6 mmol/l)
  • Đường huyết sau bữa ăn thấp hơn 140 mg/dl ( tương đương 7.8 mmol/l)
  • Xét nghiệm HbA1C thấp hơn 5,7%.

Dựa vào các chỉ số đường huyết an toàn phía trên chúng ta có thể chia ra các mốc thời gian kiểm tra đường huyết trong ngày một cách chính xác nhất:

Thời điểm đo đường huyết một cách chính xác nhất

Thời điểm đo đường huyết một cách chính xác nhất 

Kiểm tra đường huyết lúc đói

Lúc đói là mốc thời gian đầu tiên trong ngày để kiểm tra lượng đường trong máu, nếu bệnh nhân được kiểm tra lần đầu vào buổi sáng nên nhịn ăn từ 8 tiếng trở lên. Khi cơ thể đang đói chỉ số đường huyết sẽ ở khoảng 70 mg/dl đến 92 mg/dl. Chỉ số này được đánh giá là bình thường, ổn định ở những trường hợp này sẽ ít nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.

Kiểm tra đường huyết sau ăn

Đối với bệnh nhân được đo lượng đường huyết khoảng 1 – 2 tiếng sau ăn, đối với một cơ thể khỏe mạnh thì chỉ số ổn định sẽ thấp hơn 140mg/dL.

Kiểm tra đường huyết lúc đi ngủ

Ở người bình thường chỉ số đường huyết trước đi ngr sẽ nằm trong khoảng từ 110 – 150mg/dL.

Tình trạng đường huyết quá cao hoặc quá thấp đều gây hại cho sức khỏe như sau:

  • Nếu lượng đường huyết trong máu dưới 70 mg/dl được đánh giá là tình trạng hạ đường huyết, bệnh nhân cần được can thiệp kịp thời. Tình trạng này có thể khiến bệnh nhân bị hôn mê và gây ra tổn thương não.
  • Những trường hợp đường huyết cao có thể do tuyến tụy không đủ khả năng để tiết insulin hoặc lượng insulin đủ nhưng không có tác dụng. Chính điều này khiến cho tuyến tụy phải hoạt động nhiều hơn và dễ bị tổn thương. Theo thời gian có thể dẫn đến tình trạng mạch máu bị xơ cứng, xơ vữa động mạch…

Phải làm sao để duy trì chỉ số đường huyết một cách ổn định?

Chế độ ăn uống và sinh hoạt có tác động ảnh hưởng lớn đến lượng đường trong máu. Chính vì thế để duy trì đường huyết ổn định bạn cần lên kế hoạch về một chế độ ăn và sinh hoạt lành mạnh như sau:

Chế độ ăn cho người đái tháo đường

Chế độ ăn uống khoa học giúp duy trì chỉ số đường huyết một cách ổn định.

  • Thường xuyên theo dõi đường huyết trong máu để biết được tình trạng sức khỏe của mình ra sao để có hướng xử lý kịp thời.
  • Những trường hợp cần phải uống thuốc hạ đường huyết hoặc tiêm insulin thực hiện đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý thay đổi liều thuốc hay dừng thuốc làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
  • Nên ăn uống khoa học, cân bằng dưỡng chất để đảm bảo cơ thể có đủ năng lượng trong ngày. Đặc biệt, nên ăn những thực phẩm lành mạnh tốt cho sức khỏe.
  • Không nên nhịn ăn sáng, bởi vì đây là thói quen không tốt có thể gây ảnh hưởng đến dạ dày cũng như tác động nhiều đến chỉ số đường huyết. Việc ăn sáng đầy đủ sẽ giúp bạn ổn định được lượng đường huyết trong suốt cả ngày.
  • Nên vận động thường xuyên, bởi vì thói quen lười vận động chính là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý, ảnh hưởng nhất định đến lượng đường huyết trong cơ thể bạn. Khi luyện tập việc đổ mồ hôi cũng giúp bạn ngăn ngừa bệnh tiểu đường hơn.

Trên đây là thông tin về thời điểm đo đường huyết một cách chính xác nhất, giúp cho bạn duy trì đường huyết một cách ổn định. Để duy trì mức độ đường huyết ổn định lành mạnh cần có chế độ ăn uống khoa học, thường xuyên luyện tập thể dục và duy trì một lối sống khỏe mạnh để duy trì mức đường huyết tốt. Đặc biệt nên theo dõi đường huyết thường xuyên và đều đặn tránh những trường hợp xấu xảy ra.

Nguồn: chualanhbenh.com