Hệ thần kinh thực vật điều khiển những chức năng sống còn của cơ thể như tuần hoàn, hô hấp, điều hòa nhiệt độ, điều tiết nội tiết thần kinh, tiêu hóa và chức  năng sinh dục tiết niệu qua những vùng được kết nối với nhau của hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm.

Có một mối liên kết mật thiết giữa hệ thần kinh tự động và giấc ngủ về mặt giải phẫu, sinh lý và những chất hóa học thần kinh. Ngày xưa người ta quan niệm rằng sự điều hòa tự động sẽ không thay đổi khi các trạng thái hành vi thay đổi, nhưng gần đây quan niệm về sự điều hòa của hệ thần kinh tự động khi ngủ và mô tả được những thay đổi đáng kể về huyết áp hệ thống và huyết áp ở phổi liên quan đến sự ngưng thở và thở lại ở những bệnh nhân bị hội chứng ngưng thở khi ngủ.

Những thay đổi bình thường khi ngủ và nguyên nhân gây mất ngủ trong rối loạn thần kinh thực vật

Bình thường khi chúng ta chuyển từ trạng thái thức sang giai đoạn mơ màng và ngủ say, hệ thần kinh phó giao cảm tăng hoạt động và hệ thần kinh giao cảm giảm xuống. Phức hợp Boetzinger ở hành não khởi đầu nhịp để làm nhịp thở chậm lại và đều đặn giúp cho việc trao đổi khí bình thường. Khi giấc ngủ chuyển từ giai đoạn 1 của NREM sang giai đoạn sâu hơn là giai đoạn 2 và 3 của NREM, hoạt động của hệ thần kinh phó giao cảm còn tăng lên nhiều hơn nữa. Kết quả là giảm nhịp tim, huyết áp và cung lượng tim.

=>> Xem thêm: https://chualanhbenh.com/roi-loan-than-kinh-thuc-vat-va-phuong-phap-dieu-tri/

Cùng lúc đó, hoạt động của hệ thần kinh giao cảm giảm xuống, dẫn đến giảm kháng trở ở mạch máu ngoại vi và giảm huyết áp động mạch. Huyết áp ở giai đoạn này thường thấp hơn 10-20% huyết áp khi thức. Nhịp tim cũng xuống mức thấp nhất của nó ở giai đoạn 3 NREM. Vì lý do đó mà giấc ngủ ở giai đoạn 3 NREM được xem là tình trạng chiếm ưu thế của hệ phó giao cảm, cân bằng tự động và hồi phục các chuyển hóa.

Vậy tại sao rối loạn thần kinh thực vật gây mất ngủ?

Khi có sự bất ổn ở bất cứ giai đoạn nào của giấc ngủ làm tăng hoạt tính của hệ giao cảm, làm tăng huyết áp và nhip tim. Nếu tình trạng tăng hoạt của hệ thần kinh giao cảm này thường xuyên xảy ra, chúng sẽ làm bạn thường xuyên ở trạng thái tỉnh và gây chứng mất ngủ.

Cách đối phó với mất ngủ là gì?

Điều quan trọng nhất là bạn phải có những hoạt động nghiêm khắc với bản thân để cải thiện chất lượng giấc ngủ. Sẽ không dễ dàng gì để giải quyết tình trạng này, bạn cần phải có ý trí mạnh mẽ, quyết đoán và thực hiện đều đặn hàng ngày.

Liệu pháp hạn chế giấc ngủ là gì?

Những người mắc chứng mất ngủ thường dành quá nhiều thời gian nằm trên giường cho việc cố gắng ngủ. Họ có thể sẽ thấy hữu ích khi làm theo chương trình hạn chế giấc ngủ dưới sự chỉ dẫn của các chuyên gia giấc ngủ. Hạn chế giấc ngủ là một cách điều trị hành vi giúp cải thiện hiệu quả giấc ngủ bằng cách hạn chế thời gian ngủ của bản thân.

Mục đích của cách điều trị này là giúp bạn ngủ liên tục và rời giường ngủ và một khoảng thời gian nhất định. Theo cách làm này bạn sẽ đi ngủ trễ hơn hoặc dậy sớm hơn và từ từ tăng giờ ngủ của mình lên đến khi bạn có thể ngủ một cách bình thường cả đêm.

Nguồn: chualanhbenh.com