Gừng là một loại gia vị quen thuộc được sử dụng trong các món ăn hàng ngày. Gừng cũng là thức uống tuyệt vời giúp chữa cảm lạnh, giúp chị em giảm cân, đặc biệt là chữa bệnh mất ngủ vô cùng hiệu quả.

Bện cạnh đó, gừng cũng là vị thuốc được sử dụng rất phổ biến trong Đông y. Gừng có tác dụng đối với các kinh phế, tỳ, vị, thận và đại tràng, có tác dụng là ấm, chống lạnh, hồi dương, thông hạch.

Một số tác dụng của gừng mà bạn cần phải biết

 

Giảm đau đầu: Nhai một miếng gừng tươi khoảng 30 phút sẽ giúp bạn cảm thấy giảm chứng đau đầu và đau nửa đầu.

 

Giảm cholesterol: Gừng có tác dụng giảm lượng cholesterol. Một nghiên cứu gần đây cho thấy bệnh nhân sử dụng gừng thường xuyên trong một thời gian dài có thể giảm rõ rệt nồng độ cholesterol.

 

Kiểm soát tiểu đường: Các chuyên gia y tế yêu cầu bệnh nhân tiểu đường uống trà gừng vào buổi sáng sớm vì nó giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

 

Chống stress: Tinh dầu gừng giúp giải tỏa tinh thần, loại bỏ các trạng thái căng thẳng… chóng mặt, bồn chồn và lo lắng.

Chống say xe, ốm nghén: Ăn gừng tươi trước khi đi xe, máy bay… có thể giúp ngăn ngừa các triệu chứng say tàu xe.

Nghiên cứu đã chứng minh rằng rễ gừng và tinh dầu gừng cũng có hiệu quả chống buồn nôn, say tàu xe và nôn mửa. Trong một số trường hợp còn có thể sử dụng để làm giảm tình trạng nôn mửa ở phụ nữ khi mang thai.

 

Tẩy da chết:Bạn có thể sử dụng gừng tươi để tẩy da chết cho mặt hoặc toàn thân ngay tại nhà. Cách làm: Trộn gừng nghiền nhỏ với mật ong rồi chà xát lên toàn bộ cơ thể.

 

Hết gầu: Hãy thay dầu gội công nghiệp chứa nhiều hóa chất độc hại bằng gừng. Tính sát trùng trong gừng chống nấm gây ra gầu. Cách làm: Trộn một ít gừng giã nát với nước rồi bôi trực tiếp lên vùng da đầu bị gầu.

 

Giảm tình trạng viêm da: Gừng có đặc tính kháng viêm, làm dịu làn da sưng đỏ, đau rát, thúc đẩy tuần hoàn máu. Đối với những người bệnh Eczema, thêm một vài giọt tinh dầu gừng vào dầu oliu, làm dịu vùng da bị chàm.

 

Chống lão hóa: Một số nghiên cứu trên động vật chứng minh, gừng có tác dụng chống lại suy giảm chức năng não do lão hóa, một dấu hiệu sớm của bệnh Alzheimer. Nó cũng có tác dụng cải thiện trí nhớ và các vấn đề thường gặp ở phụ nữ lớn tuổi.

Dùng gừng như thế nào để tốt cho sức khỏe

 

Uống nước gừng vì thế sẽ giúp bạn chữa được căn bệnh mất ngủ. Tuy nhiên nước gừng chỉ phát huy tác dụng khi bạn uống vào buổi sáng hoặc buổi chiều. Nếu uống hoặc ăn gừng vào buổi tối, hoặc sau bữa tối sẽ khiến cho bạn càng khó ngủ hơn.

Nguyên nhân là bởi gừng có thể tăng cường và thúc đẩy tuần hoàn máu, kích thích tiết dịch dạ dày, làm hưng phấn ruột dạ dày, thúc đẩy tiêu hóa, ngoài ra còn có tác dụng kháng khuẩn.

Do vậy, muốn chữa căn bệnh mất ngủ bằng cách uống gừng, bạn cần phải tránh uống vào buổi tối.

Tránh dùng gừng với Aspirin và Coumarin ( Phải cách xa 4 giờ ).

Không dùng gừng cho người chuẩn bị mổ hoặc sau mổ, người đang chảy máu như băng huyết, ho ra máu, nôn ra máu, tiểu ra máu, trĩ ra máu, chảy máu cam, chảy máu răng.

Không dùng gừng cho người bị cảm nắng, vã mồ hôi, sốt cao không rét.

Không dùng gừng liều cao, nhiều ngày cho người tiểu đường, bệnh tim, phụ nữ có thai.

Không nên gọt vỏ: Nhiều người gọt vỏ khi ăn gừng mà không biết rằng vỏ gừng cũng có rất nhiều công dụng chữa bệnh. Vì vậy, khi ăn gừng nên rửa sạch sau đó sử dụng theo mục đích.

Không nên ăn gừng tươi đã bị dập: Chắc chắn nhiều người không biết rằng củ gừng tươi sau khi bị dập sẽ sinh ra một loại độc tố mạnh có thể gây hoại tử các tế bào gan, lâu dần sẽ biến thành ung thư gan, ung thư thực quản.