Trong thời kỳ mang thai, cơ thể của người phụ nữ sẽ phải đối mặt với những thay đổi rất lớn từ bên trong cũng như bên ngoài. Một trong những thay đổi đó sẽ kéo theo bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Đây là một bệnh diễn ra khá phổ biến ở phụ nữ mang thai do sự thay đổi tiết tố Progesterone cùng các nguyên nhân khác.

Vậy các mẹ bầu phải làm thế nào thì mới có thể khắc phục được tình trạng khó chịu này? Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ đưa ra một số bị quyết chữa bệnh trào ngược dạ dày trong giai đoạn mang thai hiệu quả và an toàn nhất cho cả mẹ và bé.

Nguyên nhân gây bệnh trào ngược dạ dày ở phụ nữ khi mang thai

 

Phần lớn phụ nữ khi mang thai sẽ gặp phải tình trạng nôn ói thường xuyên do hoocmon thay đổi, đó là một biểu hiện rất bình thường và không có gì đáng lo ngại. Nhưng nếu việc nôn ói kéo dài quá 3 tháng đầu của thai kỳ, kèm theo hiện tượng ợ chua, ợ nóng, nóng rát ở cuối cuống họng và thi thoảng cảm thấy đau quặn ở vùng thượng vị thì trên 90% người mẹ đó đã mắc chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này ở thai phụ, nhưng chủ yếu là do khi mang thai, các hệ cơ quan của người mẹ sẽ hoạt động chậm hơn vì phải dồn sức để nuôi bào thai. Hệ tiêu hóa chính là hệ cơ quan chịu nhiều tác động nhất, bởi ngoài việc phải chịu sự chèn ép của bào thai thì sự co bóp dạ dày cũng không được thoải mái như trước. Lúc này, người mẹ sẽ có nguy cơ cao bị viêm dạ dày, táo bón, tiêu chảy và trào ngược dạ dày thực quản.

Thông thường thì tất cả tình trạng này sẽ bớt dần và khỏi hẳn sau vài tháng sinh em bé. Nhưng riêng với trào ngược dạ dày, nếu không nhận được sự quan tâm và điều trị kịp thời thì sẽ làm giảm sút sức khỏe của thai phụ một cách đáng kể, gây ảnh hưởng không nhỏ đến thai nhi.

Cách phòng tránh bệnh trào ngược dạ dày khi mang thai

 

Để giúp phụ nữ khi mang thai tránh được chứng trào ngược dạ dày, mà trong bữa ăn vẫn đảm bảo nguồn cung cấp dinh dưỡng giúp thai nhi phát triển bình thường trong quá trình mang thai. Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn một số kiến thức giúp bạn phòng tránh và hạn chế triệu chứng trào ngược dạ dày.

 

Ăn từ từ và chậm rãi: Khi ăn phải từ từ nhai kỹ, nên ăn uống chậm rãi, không nên ăn uống vội vàng nóng vội, vì như vậy chỉ khiến không khí trong dạ dày tăng lên gây ra ợ hơi và có nguy cơ trào ngược dạ dày.

 

Chia nhỏ bữa ăn: Thay vì ăn no 3 bữa chính trong một ngày, bà mẹ nhỏ nên chia ra thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, một ngày có thể ăn đến 7 – 8 bữa nhỏ giúp tránh axit tạo ra nhiều gây dư thừa trong dạ dày.

 

Tránh ăn cay nóng: Tránh ăn một số loại thực phẩm khiến bạn khó chịu mà còn tăng nguy cơ trào ngược như thực phẩm có quá nhiều gia vị, hương liệu, thức ăn chua cay, cà phê hay những món chiên xào có nhiều dầu mỡ… Đây chính là tác nhân gây kích hoạt chứng bệnh dạ dày trào ngược.

 

Không nằm ngay sau khi ăn: Nằm là tư thế dạ dày tạo sức ép giúp dịch axit có cơ hội trào lên thực quản. Thay vào đó, sau khi ăn xong nên ngồi nghỉ ngơi đi dạo 20 phút trước khi nằm. Đặc biệt, không được ăn uống khi đang nằm.

 

Mẹo ăn và uống lạnh: Để giảm bớt cảm giác khó chịu ngay lập tức, bà mẹ bầu có thể thử ăn kem, uống nước lạnh với mức độ hạn chế. Nó giúp dạ dày mát mẻ thông thoáng hơn.

 

Chăm tập thể dục: Giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, bà mẹ bầu nên năng vận động và tập luyện. Ví dụ như đi bộ rất thích hợp cho bà mẹ mang bầu, vừa tốt cho thai nhi lại còn giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn, giảm thiểu nguy cơ sản sinh axit trong dạ dày.

 

Kiểm soát cân nặng: Nếu ăn quá nhiều làm tăng cân vượt quá hơn so với mức cần thiết, cân nặng sẽ khiến các triệu chứng diễn ra thường xuyên. Vì vậy, mẹ bầu nên ăn vừa đủ nhưng vẫn đảm bảo đủ dinh dưỡng giúp thai nhi phát triển, mà còn để đảm bảo không để thừa cân. Cho nên chất lượng bữa ăn quan trọng hơn số lượng.

 

Mặc quần áo rộng rãi: Trang phục quá chật và ôm sát rất dễ làm cơ thể mẹ bầu cảm thấy khó chịu, tác động gây áp lực lên bụng khi lượng thực phẩm vừa ăn vào, dễ gây ra chứng trào ngược.

 

Thư giãn thoải mái: Căng thẳng, buồn phiền, lo âu cũng có tác động nhất định tới chứng trào ngược dạ dày. Vì vây, mẹ bầu nên dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, tìm cho mình niềm vui trong hoạt động hàng ngày.

Nguồn: https://chualanhbenh.com